Chuyện lạ bốn phương

Các nhà khoa học tiết lộ loài rồng 240 triệu năm tuổi

Hà Mai 23/02/2024 - 20:01

Hóa thạch của loài bò sát có tên Dinoceptalosaurus Orientalis được xác định lần đầu tiên vào năm 2003. Việc phát hiện ra những mẫu vật hoàn chỉnh hơn kể từ đó đã cho phép các nhà khoa học mô tả đầy đủ về sinh vật này.

Ngày 23/2, theo nghiên cứu mới được công bố bởi Hiệp hội Khoa học Trái đất và Môi trường thuộc Hiệp hội Hoàng gia Edinburgh, một loài bò sát biển cổ dài 240 triệu năm tuổi giống rồng Trung Quốc đã được mô tả đầy đủ lần đầu tiên.

rong.jpg
Hóa thạch Dinocephalosaurus Orientalis được phát hiện ở tỉnh Quý Châu, miền Nam Trung Quốc. (Ảnh: dpa)

Hóa thạch của Dinocephaloosaurus Orientalis được phát hiện ở tỉnh Quý Châu, miền Nam Trung Quốc. Loài bò sát này ban đầu được xác định vào năm 2003, nhưng việc phát hiện thêm các mẫu vật hoàn chỉnh hơn kể từ đó đã cho phép một nhóm các nhà khoa học quốc tế mô tả đầy đủ về sinh vật này.

Các nhà nghiên cứu cho biết, với 32 đốt sống cổ riêng biệt, loài rồng này có chiếc cổ cực kỳ dài. Các chi có mái chèo, cũng như phần cá được bảo quản tốt ở vùng bụng cho thấy nó thích nghi rất tốt với môi trường sống dưới đại dương.

Theo Nick Fraser, người quản lý khoa học tự nhiên tại Bảo tàng Quốc gia Scotland: “Khám phá này cho phép chúng ta lần đầu tiên có những mô tả rõ ràng và đầy đủ về loài bò sát biển cổ dài đáng chú ý này. Đây là một ví dụ nữa về thế giới kỳ lạ và tuyệt vời của chúng ta”.

Fraser nói với hãng tin DPA: “Chúng tôi chắc chắn rằng nó sẽ thu hút trí tưởng tượng trên toàn cầu do vẻ ngoài nổi bật, gợi nhớ đến con rồng thần thoại dài và giống rắn của Trung Quốc”.

Mặc dù có những điểm tương đồng bề ngoài, Dinocephaloosaurus không có quan hệ họ hàng gần gũi với loài Plesiosaur cổ dài nổi tiếng, loài đã tiến hóa khoảng 40 triệu năm sau và được cho là nguồn cảm hứng cho quái vật hồ Loch Ness.

Các nhà nghiên cứu đến từ Scotland, Đức, Mỹ và Trung Quốc đã dành 10 năm nghiên cứu Dinocephaloosaurus Orientalis tại Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ nhân loại học ở Bắc Kinh, một phần của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Giáo sư Li Chun của viện này cho biết: "Đây là một nỗ lực quốc tế. Làm việc với các đồng nghiệp từ Mỹ, Vương quốc Anh và châu Âu, chúng tôi đã sử dụng các mẫu vật mới được phát hiện tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc để xây dựng kiến ​​thức hiện có về loài động vật này".

Ông nói thêm: “Trong số tất cả những phát hiện phi thường mà chúng tôi đã thực hiện được về kỷ Triassic của tỉnh Quý Châu, Dinocephaloosaurus có lẽ nổi bật nhất”.

Kỷ Trias (hay kỷ Tam Điệp) là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu năm trước. Là kỷ đầu tiên của Đại Trung Sinh, kỷ Trias kế tiếp kỷ Permi và kế tiếp nó là kỷ Jura. Cả sự mở đầu lẫn sự kết thúc của kỷ Trias đều được đánh dấu bằng các sự kiện tuyệt chủng lớn.

Hà Mai