Vấn đề quan tâm

Cần đánh giá kỹ việc chuyển đổi hơn 80ha đất rừng tự nhiên xây cảng quốc tế Cần Giờ

Gia Khánh 18/02/2024 09:08

Đây là một trong những khuyến nghị đáng chú ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đối với TP Hồ Chí Minh liên quan đến hồ sơ "siêu" dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Theo hồ sơ dự án Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn (Dự án cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ) và công văn của UBND Tp Hồ Chí Minh, khu vực dự kiến đầu tư có tổng diện tích 576 ha, trong đó có 93,37 ha đất rừng vả đất lâm nghiệp (82,89 ha: đất rừng tự nhiên; 6,97 ha: đất không có cây rừng; 3,42 ha: đất rừng còn lại).

cangio-1.jpg
Phối cảnh dự kiến cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ.

Được biết, trên cơ sở đề nghị của Bộ KH&ĐT, các Bộ: TN&MT, NN&PTNT đã có ý kiến thẩm định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện Dự án cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ.

Cụ thể, trong khi Bộ NN&PTNT cho biết, do chưa có hồ sơ về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nên hiện không có cơ sở đế xem xét; thì Bộ TN&MT cho rằng, việc xem xét, quyết định chuyển đổi mục đích hơn 80 ha đất rừng tự nhiên để thực hiện Dự án cần cân nhắc kỹ lưỡng đế đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017: “Không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác trên phạm vi cả nước (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án phục vụ yêu cầu phát triển kỉnh tế - xã hội cần thiết do Thủ tướng Chính phủ quyết định) ”;

Đồng thời đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy định hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp là “không chuyến mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quổc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác do Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt”.

Ngoài ra, trong văn bản vừa gửi tới UBND Tp.HCM, Bộ KH&ĐT còn cho biết, hiện Tp.HCM đang trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025). Theo đề xuất của TP.HCM, dự án thuộc danh mục công trình thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025, với diện tích đất rừng phòng hộ 93,3ha trên địa bàn huyện Cần Giờ. “Như vậy sau khi được Thủ tướng chấp thuận thì mới có cơ sở xác định dự án phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của thành phố.”, Bộ KH&ĐT lưu ý.

Cũng theo Bộ KH&ĐT, Dự án cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ nằm trong vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ nên cần tuân thủ quy định của Chính phủ về tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trong đó quy định các tiêu chí mà Dự án phải đảm bảo khi phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên.

dsc_0815-09_55_41_354.jpg
Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Theo đó, việc chuyển đổi mục đích hơn 80ha đất rừng tự nhiên thuộc vùng chuyến tiếp khu dự trữ sinh quyến thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ cần phải được UBND Tp Hồ Chí Minh đánh giá kỹ lưỡng và cẩn thận tại thời đỉểm thẩm định, trong đó có ý kiến về việc Dự án bắt buộc phải thực hiện trên diện tích có rừng tự nhiên do không thể bố trí sử dụng đất khác và làm rõ phương án trồng rừng thay thế; để có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, và để đảm bảo phù hợp với chỉ đạo của Ban Bí Thư tại Chỉ thị số 13-CT/TWngày 12/01/2017, Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017, Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 83/2020/NĐ-CP, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và các văn bản liên quan khác.

Trước đó, Bô KH&ĐT nhận được hồ sơ đề xuất thực hiện dự án cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn của nhà đầu tư Công ty CP cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A. với vốn đầu tư dự án khoảng 113.531 tỉ đồng, thời gian đầu tư dự án 22 năm, quy mô sử dụng đất dự án khoảng 576ha.

Theo Bộ KH&ĐT, dự án cảng biển này đã được định hướng phát triển trong các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Bộ Chính trị, nhưng tại thời điểm nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án chưa được bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, nên chưa có cơ sở để xác định thẩm quyền đầu tư dự án.

Tác động môi trường đến hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ

Bộ KH&ĐT cũng cho biết, Dự án cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ thuộc vùng đệm của Khu Dữ trự sinh quyển rừng ngập mặn cần Giờ. UBND Tp Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 ban hành Quy chế quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần Giờ. Đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam. Dự án nằm trong vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyến thế giới rừng ngập mặn cần Giờ nên cần tuân thủ quy định tại điểm c khoản 5 Điều 21 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Theo đó việc triển khai dự án sẽ có nhiều tác động đến môi trường.

Ngoài ra, Dự án thuộc đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường để quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Tuy nhiên, theo hồ sơ đề xuất, Nhà đầu tư chỉ có nội dung báo cáo về đánh giá tác động môi trường tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chưa có đánh giá tác động sơ bộ.

Để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đánh giá tác động của dự án đến đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ khi triển khai dự án, đề nghị UBND Tp Hồ Chí Minh: Có ý kiến đánh giá tác động của Dự án đối với môi trường và đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ và sự phù hợp với Quy chế Quản lý Khu Dữ trự sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Nghiên cứu ý kiến đánh giá sơ bộ tác động của môi trường theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường theo ý kiến của Bộ TN&MT tại công văn số 6294/BTNMT-KHTC ngày 04/8/2023.

Gia Khánh