Triển vọng toàn cầu năm 2024
Mặc dù còn nhiều vấn đề lớn mà thế giới phải đối mặt như các cuộc xung đột, vấn đề môi trường, suy thoái kinh tế…, nhìn chung bức tranh lớn mà chúng ta có thể sẽ thấy vào năm 2024 là sự phục hồi trong tăng trưởng kinh tế và thu nhập toàn cầu, khi mà các quốc gia đã có những chính sách chủ động quyết liệt đối phó với khủng hoảng.
Bức tranh tổng thể
Địa chính trị có thể vẫn là nguyên nhân gây biến động thị trường. Bất chấp thiệt hại về người ở mức không thể tưởng tượng được, những diễn biến này chỉ có tác động nhẹ đến hầu hết các thị trường trên thế giới vào năm 2023, phù hợp với các tiền lệ lịch sử.
Năm 2024, thế giới sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như lạm phát tiếp tục kéo dài, nhưng các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất bù đắp cho việc cắt giảm lãi suất để kiềm chế lạm phát trước đó. Bên cạnh đó, thị trường lao động phải điều chỉnh để có thể theo kịp sự thay đổi do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
Mặc dù có vẻ như các ngân hàng trung ương có thể tuyên bố chiến thắng lạm phát vào năm 2024 và thực hiện cắt giảm lãi suất, nhưng lạm phát có thể không được kiểm soát như mong muốn. Lạm phát, được đo bằng tỷ lệ thay đổi hàng năm, thường xuất hiện theo từng đợt.
Theo dữ liệu của bốn quốc gia có lịch sử lâu dài về dữ liệu lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là Mỹ, Anh, Canada và Úc đã chứng kiến làn sóng lạm phát trong những năm 1970 cho thấy, làn sóng đó đang lặp lại từ năm 2013 cho đến nay.
Nghiên cứu của Morgan Stanley dự đoán tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại khi các ngân hàng trung ương đang vượt qua ranh giới mong manh giữa lạm phát và suy thoái.
Thị trường lao động đông đúc nhất trong nhiều thế hệ - với tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ, Canada, Đức và Vương quốc Anh gần đây đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy trong 50 năm - có nguy cơ khiến chi phí lao động tăng cao và tăng trưởng chậm lại.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp quản lý chi phí tiền lương bằng cách lấp đầy những khoảng trống không có sẵn công nhân và tăng năng suất của mỗi công nhân.
Hiện tại, việc tích hợp AI dường như đang ở giai đoạn sơ khai trên nhiều ngành ucông nghiệp và còn một chặng đường dài để có thể áp dụng trong sản xuất, thiết kế sản phẩm, phát triển thuốc, vận tải, xây dựng, dịch vụ khách hàng, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và khai thác mỏ.
Tuy nhiên, có thể AI sẽ được áp dụng nhanh hơn vào năm 2024 cùng với tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn và lạm phát thấp hơn.
Năm 2024 cũng là năm diễn ra các cuộc bầu cử một số cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội quan trọng diễn ra vào năm 2024, thu hút sự quan tâm của cả thế giới.
Từ cuộc bầu cử Nghị viện tháng 6 ở châu Âu đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, chưa kể cuộc bầu cử ở 3 trong 5 quốc gia đông dân nhất thế giới (Ấn Độ, Pakistan và Indonesia) đều đã được lên kế hoạch.
Rủi ro đối với lĩnh vực sản xuất sẽ đến vào năm 2024 như thuế quan và xung đột thương mại làm suy yếu thêm nhu cầu và sản lượng của nhà máy. Kết quả của các các chính sách dân tộc chủ nghĩa có thể cản trở thương mại hàng hóa sản xuất
Phục hồi nhẹ và chậm
Năm 2023, nền kinh tế toàn cầu trải qua một đợt suy thoái nhẹ khiến tốc độ tăng trưởng của phần lớn các quốc gia thuộc G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Mỹ và Anh) bị đình trệ nhưng không thu hẹp nhiều.
Điều đó cũng có nghĩa có khả năng quá trình phục hồi nhẹ sẽ diễn ra chậm rãi trong năm 2024, với tốc độ tăng trưởng chỉ phục hồi một cách khiêm tốn và không đồng đều, trong suốt cả năm.
Chứng khoán toàn cầu có thể phản ứng với mức độ biến động tăng cao trước các dữ liệu dường như hỗn loạn khi các bộ phận của nền kinh tế toàn cầu chuyển động theo các hướng khác nhau.
Sự ổn định và phục hồi rõ nét chỉ có thể nhìn thấy được sau một thời gian tương đối dài. Những nhà đầu tư kiên nhẫn và để mắt đến bức tranh toàn cảnh có thể được hưởng lợi nếu thị trường tăng trưởng tốt hơn trước nhờ được hỗ trợ bởi việc cắt giảm lãi suất giữa các ngân hàng trung ương lớn.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu vượt kỳ vọng vào năm 2023 với một số nền kinh tế lớn cho thấy khả năng phục hồi đáng chú ý, nhưng căng thẳng địa chính trị âm ỉ cũng như cường độ và tần suất ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm gia tăng những rủi ro và tổn thương tiềm ẩn. Hơn nữa, điều kiện tài chính thắt chặt cũng làm tăng rủi ro đối với thương mại toàn cầu và sản xuất công nghiệp.
Vì vậy, Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu và các chính sách thận trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu - điều này đã giúp thế giới vượt qua đại dịch Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trước đây.