Tăng cường năng lực báo chí khai thác đề tài buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật
Ngày 28/9, tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ tổ chức Hội thảo “Tập huấn tăng cường năng lực báo chí khai thác đề tài buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật”.
Hội thảo có sự tham gia của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam nhận định: Việt Nam được thế giới ghi nhận là quốc gia có sự đa dạng sinh học đứng hàng đầu thế giới. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, cán bộ, ban, ngành đã có nhiều chủ trương chính sách, trong việc bảo vệ gìn giữ cũng như phát huy đa dạng sinh học đặc hữu quý giá này.
Đây là chương trình được tổ chức nhằm cung cấp kiến thức và thông tin về tình trạng buôn tội phạm về động vật hoang dã và xử lý các vi phạm.
Đồng thời, hỗ trợ các nhà báo, phóng viên tham gia lựa chọn được đề tài điều tra về chủ đề chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương, cho biết: Vườn quốc gia Cúc Phương trong thời gian qua đã tổ chức nhiều chương trình cứu hộ như: Bảo tồn linh trưởng do người Đức tài trợ; bảo tồn rùa do Tổ chức Rùa Châu Á tài trợ; bảo tồn thú ăn thịt và tê tê do Trung tâm Bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam hợp tác với Vườn…
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Tổ chức CCD, chia sẻ: Vấn nạn săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã ở Việt Nam và trên thế giới là nguyên nhân gây suy giảm và tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã biến mất.
Hiện nay, việc buôn bán động vật hoang dã diễn ra công khai trên mạng xã hội. Qua ra soát soát trong 5 năm trở lại đây, ghi nhận 1.097 vụ rao bán các loài động vật với hơn 11.000 cá thể trên facebook và trang wedsite. Tuy người mua, người bán công khai nhưng lại ít bị kiểm tra, hoặc chưa có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp.
Gần đây còn có phong trào câu view với nội dung săn bắt, bẫy thú trong rừng. Qua khảo sát với từ khoá “săn bắt thú rừng”, đã có hơn 50 kênh youtobe với hơn 6.000 video.
Bên cạnh đó, nhiều người còn có xu thế sử dụng thực phẩm thiếu an toàn như, ăn sống nuốt tươi và ngâm rượu các loài động vật hoang dã.
Việc buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã cũng là tác nhân gây ra nguy cơ dịch bệnh. Buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã cũng ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia, tạo ra các trào lưu thiếu văn hoá.
Sử dụng các công cụ bẫy truyền thống đang là vấn nạn săn bắt muôn thú từ đồng bằng đến núi rừng.
Buôn bán động vật hoang dã có nguồn gốc nước ngoài qua Việt nam diễn ra ra trong một thời gian dài. Nguồn cung cấp chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, Đông Phi, Nam Mỹ, Đông Âu…
Theo CITES Việt Nam, trong năm 2022, cả nước nuôi khoảng 2,9 triệu cá thể, gần 7.500 cơ sở với khoảng 250 loài động vật hoang dã. Phần lớn động vật nuôi không chứng minh được ngưồn gốc con giống. Chính vì vậy, việc quản lý giám sát các trại nuôi vẫn chưa có hệ thống giám sát và hiệu quản nên việc có khả năng trà trộn động vật hoang dã vào nuôi.
Theo ý kiến của các đại biểu, Luật và các quy định về thú y chưa rõ với việc quản lý thú y về động vật hoang dã liên quan đến dịch bệnh chưa rõ ràng giữa kiểm lâm và thú y. Chăn nuôi động vật hoang dã được quản lý đơn giản, nên rủi ro về dịch bệnh rất cao.
Ông Tạ Đức Biên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Vườn quốc gia Cúc Phương, cho rằng: Cần có được sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền, săn bắt và tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật. Đồng thời, cần phản ánh trung thực các thông tin, hình ảnh đến cộng đồng. Đặc biệt, Nhà nước tạo cơ chế về tài chính trong việc phối hợp tuyên truyền.
Các văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES và quản lý động vật hoang dã
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 17/9/2016 tăng cường một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2713/QĐ-BNN-TCLN ngày 10/7/2018 Ban hành kế hoạch hành động ngà voi, sừng tê giác giai đoạn 2018-2020, theo đó nội dung kế hoạch nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trong ngắn hạn để giảm thiểu, dần xóa bỏ vấn nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Các cơ quan trực thuộc Bộ đã phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế như: UNODC, WJC, ENV, WCS… trong các hoạt động tăng cường năng lực, chia sẻ thông tin và hợp tác liên biên giới.