Thiết kế đặc biệt và sức mạnh vô song của cường kích Su-22
Đời sống - Ngày đăng : 17:30, 16/04/2015
Tuy nhiên, đến thời điểm này Su-22 chỉ còn trong biên chế chiến đấu của 5 lực lượng không quân của các quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Được biết, Việt Nam là quốc gia sở hữu Su-22 nhiều nhất trên thế giới. Theo báo cáo của SIPRI, vào năm 1998 Việt Nam đã có hợp đồng với Nga để sửa chữa, nâng cấp 54 chiếc Su-22M3/M4, số Su-22 với màu sơn xanh đặc trưng này Việt Nam nhận từ Liên Xô vào thời điểm cuối những năm 1980.
Đến năm 2005, Việt Nam lại triển khai hợp đồng mua 40 chiếc Su-22M3K/M4 từ Không quân Ba Lan, Ukraine và một số nước Đông Âu khác, rất dễ nhận ra những chiếc máy bay này do màu sơn của chúng vẫn giữ nguyên sau khi được chuyển giao.
Màu xanh đặc trưng của Su-22
Đây là loại cường kích làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển với các loại vũ khí có điều khiển, không điều khiển.
Trung đoàn Không quân 937 là đơn vị đang sử dụng lượng lớn Su-22M4 vào nhiệm vụ phòng không.
Điều đặc biệt nhất trong thiết kế của Su-22 để nó trở thành máy bay chiến đấu “độc nhất vô nhị” đó là kiểu thiết kế cánh cụp cánh xòe. Với thiết kế này, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay.
Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn. Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể hạ cánh trên đường băng ngắn.
Biến thể Su-22M4 loại máy bay vừa rơi ở Bình Thuận
Biến thể Su-22M4 của Không quân Việt Nam là biến thể sản xuất cuối cùng với nâng cấp đáng kể về hệ thống điện tử gồm: hệ thống dẫn đường RSND, hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách bằng lade, hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE. Trên máy bay thiết kế thêm khe nạp không khí bổ sung để có thêm luồng không khí làm mát động cơ.
Nó cũng được trang bị hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại.
Su-22M4 thiết kế với hai pháo 30mm (tốc độ 80 phát/phút) đặt ở hai cánh, hai giá treo dưới cánh mang hai tên lửa không đối không R-60 (tầm bắn 8km) và 10 giá treo (6 đặt ở dưới cánh và 4 đặt trên thân máy bay).
Trong tấn công mục tiêu mặt đất, Su-22M4 của Việt Nam có thể mang vũ khí có điều khiển gồm: tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25, Kh26, Kh-29 và bom có điều khiển bằng laser, quang học.
Sức mạnh của Su-22 khiến nhiều đối thủ khiếp sợ
Với tên lửa không đối đất Kh-29, Su-22 có thể đánh chìm một tàu giãn nước 10.000 tấn.
Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.
Tên lửa Kh-29 có chiều dài 3,87m, đường kính thân 0,38m, sải cánh 1,1m, trọng lượng phóng 657-680kg tùy từng biến thể. Thân tên lửa có thiết kế khí động học tiêu chuẩn với 4 cánh lái khá dài và rộng ở đuôi cùng 4 cánh ổn định phía trước mũi.
Tên lửa tấn công đa năng Kh-20 đặt dưới sải cánh ma thuật của Su-22
Cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4 có thể mang 2 đạn Kh-29 làm nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất và trên biển khi cần.
Với Kh-29, khả năng tác chiến biển của Su-22M4 được tăng lên đáng kể, cho phép tiêu diệt tàu chiến mọi cỡ với độ chính xác rất cao.