Tin nhanh

Nữ phóng viên đưa tin giữa hai làn đạn

Hà Mai 21/06/2023 - 06:24

Khi đang lên kế hoạch tham gia chương trình ăn chay trong tháng Ramadan với một nhóm nhà báo tại trung tâm thành phố Khartoum và có cuộc hẹn với một nhạc sĩ tại nhà riêng ở Omdurman, thành phố bên kia sông Nile, Zeinab Mohammed Salih bàng hoàng nhìn thấy đường phố nơi cô sống rải đầy vỏ đạn. Cô đau đớn nhận ra, cuộc chiến thực sự đã diễn ra ở quê hương mình.

covor(2).png
tit-xen-1.png

Khoảng 9 giờ sáng, Salih nhận được tin nhắn từ các đồng nghiệp nói về tiếng súng phát ra từ phía Nam Khartoum, vì vậy cô nghĩ mình sẽ đi xem chuyện gì đang xảy ra. Chẳng mấy chốc, cô đã biết được tin tức về cuộc giao tranh giữa Lực lượng Hỗ trợ Nhanh và quân đội ở sân bay, dinh Tổng thống và trụ sở quân đội. Cô biết rất rõ tất cả những địa điểm này bởi hầu hết chúng đều rất gần khu phố nơi đặt trụ sở của tất cả các tờ báo và nơi cô làm việc hàng ngày. Bây giờ đó là một khu vực xảy ra giao tranh.

zeinabmohammedsalih-hamdab(2).jpg
Nữ nhà báo Zeinab Mohammed Salih.

Zeinab Mohammed Salih là một nhà báo người Sudan nổi tiếng vì hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Sudan. Cô từng làm việc cho nhiều hãng truyền thông khác nhau, bao gồm cả Al Jazeera, và đưa tin về các sự kiện chính trị quan trọng ở Sudan. Salih cũng rất tích cực trong các hoạt động ủng hộ quyền của phụ nữ, lên tiếng chống lại các luật và tập tục phân biệt đối xử mà phụ nữ phải đối mặt ở Sudan.

Vào năm 2019, cô đã được trao Giải thưởng Peter Mackler cho Nhà báo Dũng cảm và Có Đạo đức cho loạt bài về các vấn đề thường bị bỏ qua hoặc im lặng ở Sudan. Thành công trong sự nghiệp của Salih đã khiến cô trở thành một nhân vật được kính trọng và có ảnh hưởng ở Sudan và thế giới. Hiện tại, cô tiếp tục góp tiếng nói mạnh mẽ cho sự thay đổi và tiến bộ ở đất nước mình.

Đúng lúc đang lên kế hoạch tham gia chương trình ăn chay trong tháng Ramadan với một nhóm nhà báo tại trung tâm thành phố Khartoum và lên lịch hẹn với một nhạc sĩ tại nhà riêng ở Omdurman, thành phố bên kia sông Nile, Zeinab Mohammed Salih bàng hoàng nhìn thấy đường phố nơi cô sống rải đầy vỏ đạn. Cô đau đớn nhận ra, cuộc chiến thực sự đã diễn ra ở quê hương mình.

“Trận chiến đã đến tận khu nhà tôi, nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi tôi đi học, nơi tôi trở về sau khi học báo chí ở Cardiff và chính trị ở London. Tôi nghe thấy tiếng nổ, những đám khói đen và cả máy bay chiến đấu bay lượn trên đầu ở Omdurman. Thật kinh hoàng! Đó là khởi đầu của một cơn ác mộng dài mà tôi không nghĩ rằng nó sẽ sớm kết thúc”, nữ nhà báo Zeinab Mohammed Salih kể lại.

nhung-nguoi-nam-sudan-chay-tron-khoi-sudan-ngoi-ben-ngoai-mot-phong-kham-dinh-duong-tai-mot-trung-tam-trung-chuyen-o-renk-nam-sudan-vao-ngay-16-thang-5-nam-2023..jpg
Những người Nam Sudan chạy trốn khỏi Sudan ngồi bên ngoài một phòng khám dinh dưỡng tại một trung tâm trung chuyển ở Renk, Nam Sudan, vào ngày 16 tháng 5 năm 2023. (Ảnh: The Guardian)
sudan1.jpg
Quang cảnh đường phố ở Khartoum khi giao tranh vẫn tiếp diễn giữa quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự. (Ảnh: AFP)
sudan2.jpg
Sơ tán công dân Anh bằng một chiếc máy bay RAF đang chờ sẵn tại căn cứ không quân Wadi Seidna ở Khartoum, Sudan. (Ảnh: PO Phot Arron Hoare/PA)
sudan3.jpg

Khói đen bao phủ bầu trời phía trên Khartoum vào ngày 20 tháng 4 năm 2023 khi giao tranh vẫn tiếp diễn. (Ảnh: AFP)

Với tư cách là phóng viên của The Guardian và Observer ở Sudan, công việc của Salih là “thấu hiểu” đất nước của mình và đưa tin về những gì đang diễn ra ở đây. Đây vốn đã là một công việc rất khó khăn, nhưng nó trở nên đặc biệt khó khăn với cuộc chiến này.

“Tôi đã cảm thấy điều này đang đến từ trước đó. Chiến tranh đã trở thành chủ đề chính trong tất cả các cuộc nói chuyện của chúng tôi trong nhiều tháng trước đó, nhưng thành thật mà nói chúng tôi vẫn bất ngờ khi nó tới. Trên thực tế, chúng tôi ước điều gì đó khác đã xảy ra và có thể ngăn chặn nó”, cô nói.

Cuộc cách mạng năm 2019, khi nhà độc tài Omar al-Bashir buộc phải chấm dứt 30 năm cai trị của mình, khiến Salih thực sự hy vọng rằng đất nước của cô sẽ có một tương lai tươi sáng, ngay cả khi kinh nghiệm làm việc hơn một thập kỷ ở Khartoum, Juba và từ tất cả các vùng chiến sự của Sudan đã dạy cô không nên quá lạc quan khi những tia hy vọng xuất hiện ở đất nước mình.

“Tôi đã làm việc dưới sự cai trị của al-Bashir, khi tất cả các bài báo của chúng tôi đều bị kiểm duyệt trước khi xuất bản. Tôi đã hai lần bị cơ quan tình báo bắt giữ vì công việc của mình và bị một lực lượng dân quân có liên hệ với quân đội bắt cóc ở Abeye - khu vực tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan. Vì vậy, hy vọng của tôi là có thật khi đưa tin về các cuộc biểu tình rầm rộ năm 2018-2019 chống lại nhà cai trị độc tài al-Bashir. Việc tôi mang theo bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng và băng vệ sinh trong túi xách của mình trong suốt 4 tháng đó - đến khi Bashir cuối cùng cũng bị lật đổ - cho thấy chúng tôi đã làm việc trong niềm hi vọng lớn thế nào”.

Còn hiện tại, những ngày vừa qua thật tồi tệ. Cô và gia đình đã phải nhặt đạn nằm khắp nơi trên mặt đường, nhưng khu phố nơi cô sống ở Omdurman giờ đã an toàn hơn một số khu vực khác. Nhiều người chuyển đến đó để tránh xa một chút các cuộc đụng độ diễn ra gần như hàng ngày lúc này.

Nhưng, mọi người lại đang chết vì bệnh tật - những căn bệnh thậm chí có thể phòng ngừa được. Một người bạn thân từ thời thơ ấu của Salih đã chết vì bệnh sốt xuất huyết đang lây lan ở đây. Lẽ ra, cô ấy vẫn còn sống nếu được cứu chữa và chăm sóc y tế tốt hơn, sớm hơn. Nhưng, bệnh viện khu vực này đã phải đóng cửa sau một cuộc không kích khiến 1 người thiệt mạng và 12 bệnh nhân cùng người thân của họ bị thương.

tit-xen-2.png

Cho đến gần đây, Salih mới tìm thấy sự bình thường trong khiếu hài hước của mẹ cô. “Mẹ chế giễu tôi vì đã tỏ ra sợ hãi và sụt cân khi chiến tranh bắt đầu”, Salih nói. Khi nhìn thấy những đứa trẻ mang bánh quy đi nướng để chuẩn bị cho lễ Eid ngay cả khi các cuộc đụng độ vẫn diễn ra xung quanh thành phố, cô đã lại cảm thấy hi vọng. Nhưng rồi, khu phố của cô bắt đầu bị cắt điện, nước và internet.

nha-bao-zeinab-mohammed-salih.jpg
Nữ nhà báo Zeinab Mohammed Salih.

“Và sau tất cả là Khartoum và Sudan. Tôi yêu thành phố quê hương mình và không bao giờ muốn sống ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Tôi yêu nó giống như tình yêu mà nhà thơ, tiểu thuyết gia Abbakar Adam Ismail dành cho Khartoum trong tác phẩm The Sound of the Sixth Chord, trong đó ông đã bày tỏ sự đau đớn khi phải chứng kiến cuộc chiến đang “dằm nát” Khartoum của chúng tôi lúc này. Tôi không muốn rời đi, đặc biệt là vào thời điểm này”. 

“Chúng tôi đã quen với việc mạng chập chờn hay bị cắt. Nó đã trở nên bình thường ở đây bởi hễ có biểu tình lớn là quân đội cắt mạng. Hiện tại, vì lý do nào đó, khu phố của bà tôi vẫn có điện. Nhưng khi tôi đến nhà bà để làm những bản tin của mình, tôi biết, có thể chúng tôi sẽ chịu các cuộc không kích, bất cứ lúc nào”.

Cuộc xung đột này có thể dẫn đến một cuộc nội chiến toàn diện ở một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc về sắc tộc. Điều tồi tệ nhất lúc này là sự không chắc chắn.

Là một gia đình, Salih và người thân vẫn không chắc nên ra đi hay ở lại và sẽ phải đối mặt với điều gì sắp tới. “Đây là một sự lựa chọn rất khó khăn. Chúng tôi là một gia đình lớn, trong đó có một vài người ốm đau, tàn tật, và rất nhiều trẻ em. Vì thế, thật khó khăn để đưa ra được quyết định lúc này”.

Ở lại nguy hiểm, ra đi cũng không hề dễ dàng hơn khi vé xe buýt đắt gấp 10 lần bình thường và viễn cảnh bị chặn lại ở biên giới trong nhiều ngày gần như là điều có thể tưởng tượng được.

Khung cảnh văn hóa của Khartoum, các lễ hội âm nhạc cũng như các phòng trưng bày mới bắt đầu mở cửa trong vài năm qua đã làm thay đổi diện mạo của thành phố. Ngay cả khi đã học tập và làm việc ở Anh và Mỹ, Salih vẫn trở về với gia đình, bạn bè để kể câu chuyện của Sudan với thế giới. Cô không muốn rời đi, đặc biệt là vào thời điểm này.

“Và sau tất cả là Khartoum và Sudan. Tôi yêu thành phố quê hương mình và không bao giờ muốn sống ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Tôi yêu nó giống như tình yêu mà nhà thơ, tiểu thuyết gia Abbakar Adam Ismail dành cho Khartoum trong tác phẩm The Sound of the Sixth Chord, trong đó ông đã bày tỏ sự đau đớn khi phải chứng kiến cuộc chiến đang “dằm nát” Khartoum của chúng tôi lúc này. Tôi không muốn rời đi, đặc biệt là vào thời điểm này”, Salih nói.

afp-com-20230419-partners-068-7029-3475-1682416213.jpg

Tại Sudan, một cuộc xung đột lớn đã xảy ra giữa chính phủ và lực lượng phiến quân ở Darfur. Cuộc chiến này đã ảnh hưởng tới hàng triệu người dân và vẫn chưa cho thấy có dấu hiệu kết thúc.

tac-gia(1).png

Hà Mai