Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Đời sống - Ngày đăng : 07:31, 04/10/2014

Tròn một năm trước (4/10/2013 - 4/10/2014), Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần. Tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, nến vẫn được thắp lung linh, hoa ly vàng sinh thời ông yêu thích vẫn phủ quanh những bậc thềm, lối ông đi dạo từng bước.

Trong 103 năm tại thế, với những chiến công lẫy lừng của một vị thiên tài quân sự; với nhân cách của một con người vĩ đại, Đại tướng đã trở thành một điểm tựa tinh thần cho người dân Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được sinh ra trong một gia đình nho giáo (Ảnh tư liệu)

Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.

Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần duyệt binh ở Thủ đô (Ảnh tư liệu)

Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống. Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội năm 1946 (Ảnh tư liệu)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tiếp ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 20/5/1957. (Ảnh tư liệu)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại Điện Biên Phủ năm 1994.

Đại tướng qua đời vào 18h09 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Thi hài ông được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng. Căn biệt thự cổ 2 tầng số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi ông và gia đình ở vẫn sáng đèn trong đêm, các căn phòng đều để cửa mở. Khuôn viên trước nhà ông vẫn thẫm một màu xanh tĩnh lặng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu Ban chấp hành Trung ương Đảng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Độ Tuyển U19 Quốc gia bái vọng trước cửa nhà số 30 Hoàng Diệu đêm 10/10/2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Người dân khắp miền Tổ Quốc, bạn bè quốc tế cùng xếp hàng chờ đến lượt viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp- với cả cuộc đời vì nước vì dân- đã được suy tôn là "Đại tướng của nhân dân". Thể phách ông rời cõi tạm, nhưng tinh thần của ông còn ở lại trong khối óc và con tin của triều người dân Việt. Bởi sau một cuộc đời tận hiến, ông đã trở thành một phần máu thịt của nhân dân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Đã lâu lắm rồi ở thủ đô Hà Nội, ngày 10/10 mới vắng Đại Tướng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1 năm sau sự ra đi huyền thoại

Đại tướng luôn còn mãi trong tâm trí hàng triệu người dân Việt Nam và bạn bè Quốc tế

Một năm sau ngày Đại tướng mất, tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, nến vẫn được thắp lung linh, hoa ly vàng sinh thời ông yêu thích vẫn phủ quanh những bậc thềm, lối đi ông từng dạo bước. Khu mộ Đại tướng ở Vũng Chùa, Quảng Bình cũng trở thành điểm hành hương của hàng triệu người dân Việt Nam.

Tuyết Nhung