Giáo dục

Đâu là triển vọng cho ngành luật trong kỷ nguyên số?

Minh Hoàng 15/04/2023 - 18:21

Với mục đích đưa kiến thức công nghệ len lỏi đến từng ngành nghề, Intel cùng các đối tác như: AOC, ASUS, GIGABYTE, Lê Hoàng, Patech, Philips và Viewsonic phối hợp cùng Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức workshop với chủ đề "Ngành luật trong kỷ nguyên số - Lập trình tương lai" và Tọa đàm "Đâu là triển vọng cho ngành Luật trong kỷ nguyên công nghệ?", vào tối ngày 14/4 tại Hội trường C.302, cơ sở Nguyễn Tất Thành.

1.-toan-canh-chuong-trinh-workshop-mang-chu-de-_nganh-luat-trong-ky-nguyen-so-lap-trinh-tuong-lai_-va-toa-dam-_dau-la-trien-vong-cho-nganh-luat-trong-ky-nguyen-cong-nghe__-.jpg
Toàn cảnh chương trình Workshop mang chủ đề "Ngành luật trong kỷ nguyên số - Lập trình tương lai" và Tọa đàm "Đâu là triển vọng cho ngành Luật trong kỷ nguyên công nghệ?"

Tại phần workshop, các diễn giả tập trung giải đáp những thắc mắc xoay quanh cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên nói chung và sinh viên luật nói riêng trong các lĩnh vực công nghệ, bao gồm kinh tế số và phân phối sản phẩm công nghệ.

Trả lời cho câu hỏi “Sinh viên ngành luật am hiểu về công nghệ thì sẽ có ích gì cho công việc”, Th.S Lê Trần Quốc Công - Chuyên gia pháp luật kinh doanh quốc tế và pháp luật về công nghệ, Giảng viên khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM khẳng định, hiểu biết về công nghệ là một lợi thế cho mọi ngành nghề.

Đối với từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau, những kiến thức về công nghệ sẽ phát huy những tác dụng khác nhau và lợi thế ở đây không chỉ là lợi thế về vị trí việc làm mà còn là lợi thế về hiệu suất công việc.

4.-toa-dam-__dau-la-trien-vong-cho-nganh-luat-trong-ky-nguyen-cong-nghe_-chia-se-truc-tiep-tra-loi-thac-mac-cua-cac-ban-sinh-vien-ve-cac-ky-nang-can-trau-doi-cung-nhu-co-hoi-nghe-ng.jpg
Các đại biểu tại buổi Tọa đàm: "Đâu là triển vọng cho ngành Luật trong kỷ nguyên công nghệ?"

Trước sự phát triển của AI, một trong những thắc mắc lớn nhất được các bạn sinh viên luật quan tâm chính là “liệu máy móc có thể thay thế con người trong việc tư vấn pháp luật”.

Giải đáp về vấn đề này, PGS.TS Đặng Việt Dũng - Trưởng khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) khẳng định, máy móc chưa thể thay thế con người trong lĩnh vực pháp lý. Đặc thù của các giao dịch dân sự, thương mại là tính chủ quan rất cao, do vậy, máy móc chưa thể có cách xử lý tối ưu và linh hoạt như con người.

5.-cac-ban-sinh-vien-cung-co-co-hoi-duoc-nhan-nhung-phan-qua-hap-dan-khi-tham-gia-chuong-trinh.jpg
Các bạn sinh viên cũng có cơ hội được nhận những phần quà hấp dẫn khi tham gia chương trình

Xuyên suốt buổi workshop và tọa đàm, các diễn giả cũng đã chia sẻ những kiến thức quan trọng về bảo mật thông tin, cũng như những kỹ năng mà sinh viên cần trau dồi khi có định hướng phát triển trong các ngành nghề liên quan đến công nghệ.

Minh Hoàng