Chính trị

Những phát biểu ấn tượng gắn với cải cách tư pháp tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mai Đỉnh 22/03/2023 - 14:40

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước. Trong đó, có nhiều phát biểu gắn với cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

phat-bieu-an-tuong1111.jpg

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi, thu hút được sự quan tâm, chú ý rộng rãi của nhân dân và cử tri cả nước.

Các nhóm vấn đề thuộc hai lĩnh vực được lựa chọn chất vấn là đúng và trúng, vừa có tính thời sự, vừa là những vấn đề quan trọng, gắn  với yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), nhân dân, cử tri và dư luận xã hội quan tâm.

vuong-ding-hue1.jpg


Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn) và đại biểu Lê Thị Song An (Đoàn ĐBQH Long An) về triển khai xét xử vụ án bằng hình thức trực tuyến, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết: Tính đến hết tháng 2/2023, có tổng cộng 647 Tòa án (3 TAND cấp cao; 63 TAND cấp tỉnh và 581 TAND cấp huyện) đã tổ chức xét xử trực tuyến đối với 5.404 vụ án (hình sự: 4.379 vụ; dân sự: 220 vụ; hành chính: 342 vụ; hôn nhân và gia đình: 97 vụ; lao động, kinh doanh thương mại: 13 vụ; các loại vụ việc khác: 353 vụ).

nguyen-hoa-binh4.jpg

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn ĐBQH Long An) và một số đại biểu khác về các giải pháp chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm, Viện trưởng Viện KSNDTC Lê Minh Trí khẳng định, đây là chủ trương xuyên suốt của ngành Kiểm sát trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua.

Hai nhiệm kỳ gần đây, Viện trưởng Viện KSNDTC đã chỉ đạo toàn ngành xác định đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt trong công tác nghiệp vụ, trong lĩnh vực hình sự.

le-minh-tri.jpg

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) về giải pháp kiểm soát để đảm bảo Công an xã làm tốt công tác tham gia hoạt động tố tụng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, chủ trương đưa Công an chính quy về xã được đánh giá rất đúng, mang lại nhiều hiệu quả tích cực. 

to-lam-tra-po.jpg

Trả lời đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) và nhiều ĐBQH quan tâm về việc thu hồi tài sản tham nhũng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh: Thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng là một trong những trọng tâm, nhiệm vụ chính trị quan trọng đặt ra trong ngành tư pháp nói chung và hệ thống thi hành án dân sự nói riêng.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, nhờ thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp nên việc thu hồi tài sản tham nhũng đã đạt kết quả tích cực.  

"Ví dụ, trong 5 tháng đầu năm 2023 (tính từ tháng 10/2022), đã thu được trên 17 nghìn tỷ đồng", Bộ trưởng nêu. Theo ông, nếu xét về số lượng tuyệt đối thì tăng gần 12 nghìn tỷ so với cùng kỳ năm 2022, đây là số liệu "rất đáng khích lệ".

thanhlong-tra-loi.jpg

Mai Đỉnh