Đại biểu băn khoăn loại tiền gửi được bảo hiểm

Chính trị - Ngày đăng : 10:49, 13/04/2012

Chiều 14-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật phòng, chống rửa tiền và Luật Bảo hiểm tiền gửi. Chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị về dự án Luật phòng, chống rửa tiền, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung phạm vi điều chỉnh và tên gọi của Luật; tính thống nhất của hệ thống pháp luật và sự tươ

Trên thực tế, cơ quan phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam được thành lập từ năm 2006 với vị trí là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng nhà nước. Quá trình hơn 5 năm qua, hoạt động của cơ quan này đã có sự phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan, không phát sinh vướng mắc. Do vậy, việc đặt cơ quan này tại Ngân hàng nhà nước là phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ không có một cơ quan độc lập nào có thể làm hết các công việc về phòng, chống rửa tiền. Mỗi một cơ quan khác nhau như ngân hàng, công an hay địa phương... đều có những công việc cụ thể trong hoạt động này. Vấn đề cần bàn đến trong dự án Luật là những nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan trong phòng chống rửa tiền, chức năng quản lý chung thuộc về Nhà nước...

Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi chỉ quy định tiền gửi được bảo hiểm là đồng VN, không mở rộng thêm đối tượng áp dụng là vàng hoặc ngoại tệ.

Về dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi, các nội dung còn có ý kiến khác nhau đã được Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận, làm rõ, tập trung vào các vấn đề đối tượng áp dụng của Luật; quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi; quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi và mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi; mô hình hoạt động và chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; loại tiền gửi được bảo hiểm; phí bảo hiểm tiền gửi; Hạn mức trả tiền bảo hiểm; thanh tra và khiếu nại về bảo hiểm tiền gửi...

Ủy ban Kinh tế cho biết vẫn có 2 loại ý kiến về loại tiền gửi được bảo hiểm. Loại ý kiến thứ nhất, nhất trí với quy định của dự án Luật, chỉ bảo hiểm đối với tiền gửi bằng VNĐ nhằm bảo vệ đồng tiền Việt Nam. Loại ý kiến thứ hai đề nghị xem xét việc bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý (vàng…) nhằm đảm bảo sự công bằng đối với người gửi tiền, huy động lượng lớn ngoại tệ và vàng gửi vào hệ thống ngân hàng do tập quán tích trữ vàng trong dân vẫn phổ biến và đây cũng là những tài sản sở hữu hợp pháp của người dân.

Thường trực Ủy ban Kinh tế vẫn đề nghị chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Bởi chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam ngoài việc cấm sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, và không khuyến khích người dân tích trữ ngoại tệ mà nên bán lại cho ngân hàng. Khi người dân quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng ngoại tệ hay kim loại quý là một hình thức tự phòng ngừa rủi ro do lo ngại sự mất giá của đồng nội tệ; việc không bảo hiểm tiền gửi đối với ngoại tệ và kim loại quý của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không làm ảnh hưởng tới quyền sở hữu hợp pháp của người dân đối với các loại hình tài sản này.

Quỳnh Hoa

congly.com.vn