Lương cơ sở tăng, nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng theo

Kinh tế - Ngày đăng : 13:28, 23/02/2023

Dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, đề xuất mức lương 1,8 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 1/7/2023. Khi lương cơ sở tăng, lương hưu và nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh theo.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.<_o3a_p>

Khi lương cơ sở tăng, lương hưu và nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh theo.

<_o3a_p>

Lương cơ sở tăng, nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng theo

Lương hưu và nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh khi lương cơ sở tăng

Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng lương hưu của người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được tính toán dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.<_o3a_p>

Tuy nhiên, Điều 56 và Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 lại quy định mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.<_o3a_p>

Do đó, khi lương cơ sở tăng thì mức hưởng lương hưu thấp nhất được tính cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ hưu vào năm 2023 cũng sẽ tăng theo. Nghĩa là, mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng.<_o3a_p>

Bên cạnh lương hưu, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính theo lương cơ sở. Do vậy, khi lương cơ sở tăng thì trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất cũng được điều chỉnh tăng.<_o3a_p>

Mức trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được nhận trợ cấp 1 lần.<_o3a_p>

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau: Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được tính theo công thức: nếu lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng, thì khoản trợ cấp sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.<_o3a_p>

Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con: Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán trợ cấp 1 lần. Khi mức lương cơ sở năm 2023 tăng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng điều chỉnh tăng từ 2,98 triệu đồng/con lên thành 3,6 triệu đồng/con.<_o3a_p>

Mức dưỡng sức sau thai sản: Tiền trợ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.<_o3a_p>

Một phần của khoản trợ cấp này sẽ được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả. Nếu lương cơ sở tăng, mức trợ cấp 1 lần tính theo mức độ suy giảm lao động cũng sẽ tăng. Theo đó, suy giảm 5% khả năng lao động được tăng trợ cấp từ 7,45 triệu đồng lên 9 triệu đồng. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 900.000 đồng (hiện nay là 745.000 đồng).<_o3a_p>

Bên cạnh đó, trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... cũng được điều chỉnh khi lương cơ sở tăng.<_o3a_p>

Anh Tuấn(TH)