Nấm thức thần "đầu hói" gây ảo giác chết người
Chuyện lạ bốn phương - Ngày đăng : 08:32, 20/04/2018
Nấm thức thần mọc ở đâu?
Nấm thức thần kỳ hay nấm thần, nấm ma thuật, nấm Psilocybe có tên khoa học là Psilocybe pelliculosa.
Đây là loại nấm mọc phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như Bắc Mỹ, México, Nam Mỹ, Bán đảo Scandinavia và vài vùng tại châu Á. Loài nấm này khi ăn vào có thể gây ảo giác vì độc tính trong nó.
Theo tờ Livescience, nhìn qua nấm Psilocybe chẳng có gì ma thuật. Tên khoa học của loại nấm nâu trắng này có nghĩa là "đầu hói". Nhưng những ai đã từng thử đều nói rằng thứ nấm này làm "thay đổi" cả thế giới của họ.
Nấm thức thần là một trong khoảng 100 chủng nấm có chứa psilocybin và psilocin, nguyên nhân chính gây ra sự ảo giác và các trạng thái thức thần khác.
Nấm thức thần đã từng được sử dụng trong các nghi thức tôn giáo ở Trung Mỹ từ rất lâu. Tuy nhiên, hiện nay nó nằm trong danh sách hàng bán trên chợ đen của Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Người ta dùng nấm thức thần từ bao giờ?
Người Trung Mỹ đã sử dụng nấm thần rất lâu trước khi người châu Âu đặt chân đến vùng đất mới này. Loại nấm này phát triển tốt ở khí hậu nơi đây, nhưng con người đã sử dụng loại nấm này từ bao lâu rồi là câu hỏi khá hóc búa.
Một báo cáo năm 1992 có tiêu đề "Tổng hợp: chuyến đi của thảo dược thức thần và văn hóa", cho rằng những hình vẽ nghệ thuật trên đá ở Sahara từ 9000 năm trước đã mô tả về loại nấm này. Hình dáng của một người đang cầm một vật trông giống nấm trên tay đã được tạc lên đá.
Những bức hình cổ khác cho thấy nấm còn xuất hiện sau những hình họa về con người. Vật giống nấm trên bức điêu khắc đá đó đã được cho rằng là hoa, mũi tên hay các loại cây khác. Tuy nhiên, đây vẫn là một câu hỏi bí ẩn: người cổ đại ở Sahara đã sử dụng nấm thức thần hay chưa?
Sinh sản và phát triển ra sao?
Một phần của sự sống đó là sinh sản. Thông thường các loại nấm phát triển bằng bào tử nhờ gió thổi bay trong không khí để tìm nơi phát triển phù hợp.
Nhưng nấm thức thần thì khác, chúng tự thân phát triển. Chúng thường sống ở những nơi sát mặt đất trong rừng, gió không thổi tới.
Để phân tán bào tử, chúng tự tạo ra cơn gió riêng! Để làm được vậy, cây nấm tăng lượng nước thoát hơi trên bề mặt của nó. Lượng nước bốc hơi này, cùng với không khí được tạo ra bởi sự bốc hơi này, sẽ mang bào tử nấm đi. Việc này sẽ giúp bào tử nấm bay cao cỡ 10cm.
Theo một nghiên cứu năm 2005, có ít nhất 144 loại nấm có chứa hoạt chất thức thần. Mỹ Latin và Caribean có hơn 50 loại, riêng Mexico đã là 53. Ngoài ra, 22 loại nấm thức thần có ở Bắc Mỹ, 16 loại ở châu Âu, 19 ở Úc và khu vực địa trung hải, 15 loại ở Châu Á, và chỉ có 4 loại ở châu Phi.
Động vật cũng dễ bị ảo giác khi ăn trúng nấm thức thần. Năm 2010, một tờ báo của Anh đã đăng tin về sự việc 3 con dê tại khu bảo tồn bị "phê" nấm. Chúng có triệu chứng lờ đờ, ói mửa và bước đi lảo đảo. Phải mất 2 ngày để những con dê này hoàn toàn phục hồi.