Kịch bản xuất khẩu dệt may năm 2023
Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 16:01, 17/12/2022
Theo đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47- 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.
Theo ông Giang, với dự báo tổng cầu dệt may thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý III và quý IV năm sau, cùng với việc tận dụng được các FTA và sự đa dạng của thị trường, các doanh nghiệp đã xuất khẩu tới 66 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có thị trường lớn như Mỹ, EU, khu vực CPTPP… Đây sẽ là lực đẩy cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, xuất khẩu trong thời gian tới.
Cơ sở thứ hai là trước đây, Việt Nam cung cấp sản phẩm cho các nước đạo Hồi với tỷ trọng nhỏ, nhưng đến nay, doanh nghiệp đang cung cấp hàng cho thị trường này rất lớn, họ chuyển dịch một phần đơn hàng từ các nước Bangladesh, Myanmar sang.
Ngoài ra, dệt may việt Nam đã và đang thúc đẩy giảm nhập khẩu, tăng nội địa hóa nguyên phụ liệu trong nước. Chính điều đó là giải pháp để doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất.
Và để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới, đại diện Vitas cho biết sẽ đề xuất duy trì chính sách thuế VAT 8%; có giải pháp hỗ trợ người lao động như cho doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội 1 - 2 tháng; đồng thời có chính sách ưu đãi về điện, xăng dầu, đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động...