Nhiều cây xanh chết khô và bị xâm phạm tại Hà Nội

Đời sống - Ngày đăng : 11:05, 04/11/2022

Nhiều cây xanh lâu năm trên các tuyến phố Hà Nội đang đang dần chết khô, bị xâm phạm phục vụ cho nhiều nhu cầu của người dân.

Cây xanh chết khô tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân sống kề cận và người tham gia giao thông.

z3851454433723_db36d47f197bf80e06fba7f3fac5a816.jpg
Trên  đường Đê La Thành thuộc địa phận phường Láng Thượng, quận Đống Đa và phường Thành Công, quận Ba Đình cũng như nhiều tuyến phố khác ở Hà Nội có rất nhiều cây xanh lâu đời đang chết khô và một số đang có dấu hiệu chết, tiềm ẩn nguy cơ đổ gãy.
z3851454395992_55853b530e956f7c6622cd648ba4d017.jpg
 Dọc đoạn đường Đê La Thành có rất nhiều cây chết khô thuộc dạng cổ thụ đường kính lớn chưa chặt hạ mà chỉ cắt phần ngọn, cành cây để lại phần thân gỗ lớn. Cây trong ảnh nằm ở số 424 Đê La Thành.
z3851454445098_4abce93863eba88a3d72466ed9d40b8b.jpg
Theo quan sát của PV cho thấy, riêng tuyến đường Đê La Thành có khoảng 15 cây xanh chết khô.
z3851454463025_1f7535a0f18c319f226643bcb35eba40.jpg
Những cây đã chết khô từ lâu vẫn chưa được đánh chuyển, thay thế.
z3851454288726_b420eeb799dc079c5393331808e79a5e.jpg
Nhiều cây chết thân gỗ lớn trong tình trạng tương tự chỉ cắt phần ngọn cây.
z3851454490710_8a60f38130bb01dfeaf4827b945918ec.jpg
Trước tình trạng xuất hiện nhiều cây có dấu hiệu chết khô, người dân sống tại khu vực chịu ảnh hưởng đều tỏ ra lo lắng.
z3851454502157_fc928cb79f430bd0aac9aca43b603057.jpg
Một cây xanh có đường kính thân gốc khoảng 60-80 cm tại Đê La Thành chết khô lâu ngày và dần chuyển qua mục nát.
z3851454405119_364d95c07ada29081ea3ab5ea021b524(1).jpg
Không chỉ riêng ở Đê La Thành mà còn nhiều cây chết khô trên nhiều tuyến phố khác tại Hà Nội. Cây chết khô trong hình bị mục thối, thân bong tróc vỏ cổng trường mầm non Xuân Tảo, Xuân Đỉnh.
z3851454349579_cfa416db16ecbf5d39418aa38a84d960.jpg
Cây xanh nhỏ trên đường Đê La Thành đang chết khô, thân cây bị nhà cửa che lấp.
z3851454412861_ace710ae408a390d85d9914b6a376d06.jpg

Hàng loạt cây xanh khác đang bị các công trình nhà cửa của người dân "xâm hại".

z3851454466577_f7e44c94a479b418f347fb5471f2a009.jpg
Nhiều cây xanh bị đổ bê tông bịt kín gây ảnh hưởng đến sự phát triển sinh trưởng của cây.
z3851454374852_217f9ca9f989e5d4b74956bc2be11007.jpg
Phần thân cây bị người dân cơi nới làm mái che, treo bảng hiệu
z3851454458259_7dcb773ac8c02f5af39bb40390e17796.jpg
Cây xoài nhỏ bị đóng đinh gồng gánh đủ thứ đồ 
z3851454447849_81f53581a34cd9b1866b2fd03160390f.jpg
Cây xanh gồng gánh hàng trăm sợi dây điện.
z3851454349497_c0c5b0b13f97f2fe98e4d1c1d036fbf6.jpg
Một thân cây bị "o ép" giữa mảng tường nhà
z3851454365520_711ebb88754f225589e10b83c9c27c87.jpg
Tình trạng cây xanh bị xâm phạm phổ biến tại Hà Nội

Cây xanh bị xâm phạm theo nhiều kiểu khác nhau

z3851454332127_0e3b48e45b7130af52a5cb41f1a3160c.jpg
Cây xanh trên đường Trần Thánh Tông bị quán trà đá chiếm dụng, đun bếp dưới gốc cây, hắt đổ nước nóng và đủ thứ vào gốc cây dẫn đến cây đang dần chết khô.
z3851454301300_3527f4c2b8db741573f1df9693461284(1).jpg
Cũng tại đường Trần Thánh Tông một thanh sắt chọc xiên vào thân cây xanh.
z3851454387622_6811dc2f4772693a2a232ecff0c6e809(3).jpg
Tình trạng này cũng xuất hiện nhiều trên đường Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Từ Liêm, Hà Nội.
z3851454400444_221c9da3e20afdba02d020e3765e5589(1).jpg
Các thanh sắt cắm vào thân cây lâu năm thành các vết sẹo lồi liền vào thân cây.
z3851454482744_ddcf56cb26f0fedaec529d56258d2c87.jpg
Cây si xanh trên đường Đê La Thành giữa 2 quán bị tận dụng treo ban thờ thổ địa của 2 nhà dân.
z3851454327852_2f1336425d7056ed6df5477e9b8b5739.jpg
Cây xanh trên đường Lê Thái Tổ bị đóng đinh, thành nơi tập xà đơn cho người dân tập thể dục.
z3851454334050_592edb3ea445e27763cbfb1df1bcde86.jpg
Thân cây bị quấn các loại dây đèn led, bóng nháy lâu ngày, dây bóng nháy hỏng dính chặt xiết quanh thân cây tại đường Phạm Văn Đồng.
z3851454311349_95da8564e8e615a0bb5ec1598fc842dc.jpg
Các quán cafe, cửa hàng đa số đều tận dụng thân cây để trang trí đèn led 
z3851454305672_3e37218ea746bb5fcc1edb644ee8c518.jpg
Tại đường Phạm Văn Đồng mở rộng (quận Bắc Từ Liêm), hàng nghìn cây xà cừ đã được thay bằng nhiều loại cây khác, chủ yếu là giáng hương. Cây lúc mới trồng đã cao hơn 5 m, đường kính hơn 30 cm, được đỡ bằng trụ sắt. 
z3851454286385_3b89e54851c860eb9a51b68d116ba4cf.jpg
Sau 5 năm, cây phát triển nhưng vòng sắt bao quanh thân cây không được tháo dỡ hay nới rộng. Thân cây bị vòng sắt siết chặt khiến một đoạn thân cây biến dạng.

Văn Toàn