Kết quả tích cực trong chi ngân sách nhà nước 8 tháng

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 11:01, 13/09/2022

Với các giải pháp đã thực hiện nêu trên, lũy kế chi NSNN 8 tháng đầu năm 2022 ước đạt 53,6% dự toán (dự toán là 1.784,6 nghìn tỷ đồng), tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Kết quả thực hiện chi một số lĩnh vực chủ yếu như sau:

chi-ngan-sach-nha-nuoc.jpg
Nhiều kết quả tích cực trong chi ngân sách nhà nước 8 tháng

Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi Quốc hội quyết định là 526,1 nghìn tỷ đồng. Tiến độ giải ngân vốn 8 tháng đầu năm 2022 vẫn chậm so yêu cầu và cùng kỳ năm trước. Mặc dù, số tuyệt đối tăng 13,3% so cùng kỳ, nhưng tỷlệ mới đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 40,6%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 14,02% kế hoạch. Trước tình hình đó, nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã được đề xuất nhằm đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 cùng với việc đề cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành, địa phương trong giải ngân vốn đầu tư công.

Chi dự trữ quốc gia: Thực hiện chi 8 tháng ước đạt 43,8% dự toán (dự toán là1,7 nghìn tỷđồng) để mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp (chủ yếu là lương thực) để hỗ trợ cho người dân ở vùng bị thiên tai, dịch bệnh.

Chi trả nợ lãi: Thực hiện chi 8 tháng ước đạt 62,9% dự toán (dự toán là103,7 nghìn tỷ đồng), chủ yếu do công tác tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ năm 2021 sát với tiến độthu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công, không để tồn đọng vốn vay và giảm chi phí đi vay. Công tác trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Chi thường xuyên: Thực hiện chi 8 tháng ước đạt 60,9% dự toán (dự toán là1.111,2 nghìn tỷ đồng), đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý kịp thời các nhiệm vụ đột xuất phát sinh về phòng chống dịch, khắc phục hậu quảthiên tai, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 27,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ người dân trong dịp Tết Nguyên đán và dịp đầu năm.

Chi dự phòng ngân sách Trung ương: Dự toán là 20,5 nghìn tỷ đồng; 8 tháng đầu năm 2022 đã chi 2,4 nghìn tỷđồng, trong đó chủ yếu hỗ trợ cho các địa phương kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Việc sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương đã góp phần xử lý kịp thời các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh.

Việc thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ cho cân đối NSNN được Bộ Tài chính điều hành, quản lý trong phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định. Bộ Tài chính đã chủ động phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng hiệu quả ngân quỹ nhà nước, đảm bảo nguồn cân đối ngân sách trung ương, thanh toán kịp thời các khoản trả nợ gốc đến hạn. Tính đến hết tháng 8/2022, đã thực hiện phát hành 99,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,91 năm, lãi suất bình quân 2,56%/năm. Bên cạnh đó, thực hiện vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ bảo đảm trong hạn mức đã được Chính phủ phê duyệt.

Nhìn chung, công tác quản lý chi NSNN cơ bản đảm bảo chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ dự toán đầu năm và trong quá trình điều hành, gắn với việc triển khai công tác sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công theo các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII). Các nhiệm vụ chi ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng chống dịch bệnh, các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN; công tác quản lý, mua sắm tài sản công tiếp tục có chuyển biến, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm.

Trang Nhi