Chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ đơn giản hơn với Kim Miễn Khang

Sức khỏe - Ngày đăng : 09:34, 22/08/2022

Bên cạnh điều trị, chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi, lupus ban đỏ là bệnh tự miễn mạn tính, không thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tái phát khi được điều trị và chăm sóc đúng cách. Vậy cụ thể các cách chăm sóc người bệnh lupus ban đỏ như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Chăm sóc người bệnh lupus ban đỏ về chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mộtchế độ dinh dưỡng hợp lý có thể hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ tốt hơn. Một số điều cần chú ý trong chế độ ăn hàng ngày cho người bệnh: Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều mỡ động vật; Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein và năng lượng (thịt, cá, trứng, sữa…), ngũ cốc, rau củ sạch, uống nhiều nước.

Nếu bạn bị lupus ban đỏ, việc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng có thể giúp:

Giảm viêm và nhanh lành tổn thương da: Thực phẩm có khả năng chống viêm bao gồm trái cây và rau quả rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các loại thực phẩm có chứa axit béo omega-3 như cá, các loại hạt, hạt lanh xay, dầu hạt cải, dầu ô liu cũng có thể giúp chống viêm, nhanh lành tổn thương da do lupus ban đỏ.

Giúp xương và cơ chắc khỏe: Ăn thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp cho xương chắc khỏe hơn. Các loại rau có màu xanh đậm là một nguồn cung cấp canxi cho người bệnh bị lupus ban đỏ.

Người bệnh lupus ban đỏ nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Bên cạnh đó, người mắc lupus ban đỏ nên hạn chế chất béo bão hòa vì có thể làm tăng cholesterol và có thể làm trầm trọng hơn phản ứng viêm. Chất béo bão hòa đến từ các thực phẩm chiên, bánh nướng công nghiệp, súp và nước sốt có kem, thịt đỏ, mỡ động vật, sản phẩm thịt qua chế biến.

Chăm sóc da cho bệnh nhân lupus ban đỏ

Những thay đổi trên da là triệu chứng phổ biến ở người bệnh lupus ban đỏ. Nếu chăm sóc da không đúng cách thì có thể gây kích ứng da, thậm chí khiến bệnh lupus ban đỏ trầm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cũng như người chăm sóc nên lưu ý một số vấn đề sau:

Về chăm sóc tóc và da đầu ở người bệnh lupus ban đỏ:

Có thể sử dụng dầu gội cho trẻ em để hạn chế hóa chất tác động đến tóc.

Hạn chế sử dụng máy uốn tóc, máy sấy, hóa chất như nhuộm màu hoặc ép tóc, lược nóng.

Về chăm sóc da trong miệng và tay:

Lupus có thể ảnh hưởng đến da bên trong miệng và mũi của người bệnh. Nếu bạn bị loét miệng, hãy súc miệng nhiều lần trong ngày bằng hydrogen peroxide hoặc nước muối 0,9%.

Đầu ngón tay của người bệnh lupus ban đỏ bị chuyển sang màu đỏ, trắng hoặc xanh khi trời lạnh (hội chứng Raynaud). Để khắc phục tình trạng này, hãy đeo găng tay và tất chân khi trời lạnh hoặc sử dụng điều hòa làm ấm tay.

Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời

Tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời có thể gây ra các vấn đề trên da của người bệnh lupus ban đỏ như phát ban hình cánh bướm ở mũi và má. Tia UV cũng có thể làm các mảng lở loét nổi lên và thậm chí làm cho bệnh nặng hơn.

Tiếp xúc trực tiếp với tia UV dễ khiến bệnh lupus ban đỏ trở nặng hơn

Cả hai loại tia UVA và UVB đều là thủ phạm gây ra những vết mẩn ngứa. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày: Nên bôi kem chống nắng đều đặn khi đi ra ngoài và cả khi ở trong nhà suốt. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF 30 trở lên để đảm bảo làn da được bảo vệ khỏi cả hai loại tia UV.

Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 80 phút hoặc thường xuyên hơn nếu hay bị đổ mồ hôi hoặc đi bơi.

Tránh ra ngoài khi trời nắng gắt: Người bệnh lupus ban đỏ nên cố gắng tránh nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi ánh sáng mặt trời mạnh nhất.

Mặc quần áo chống nắng: Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài khi bạn ra ngoài hoặc áo hay váy chống nắng. Ngoài ra, hãy sử dụng kính râm phân cực, lọc tia UV và đội mũ rộng vành.

Người bệnh lupus ban đỏ nên chăm sóc da bằng cách bôi kem chống nắng

Chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da thì chế độ sinh hoạt hợp lý cũng góp phần không nhỏ giúp cải thiện bệnh lupus ban đỏ. Cụ thể, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

Hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái bởi stress là một trong những yếu tố khiến lupus ban đỏ bùng phát hay trầm trọng hơn.

Đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya, nên ngủ đủ giấc.

Tập thể dục mỗi ngày bằng các bài tập như yoga, thiền,... để cải thiện sức khỏe, ổn định hoạt động của hệ miễn dịch.

Kim Miễn Khang - Giúp cải thiện bệnh lupus ban đỏ tích cực, an toàn

Bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ, thì việc kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp nâng cao sức khỏe, ổn định miễn dịch, phòng ngừa tái phát các đợt cấp của bệnh. Hiện Kim Miễn Khang đang là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều người tin dùng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ.

Kim Miễn Khang - Sản phẩm tin dùng cho người bệnh lupus ban đỏ

Kim Miễn Khang đem lại hiệu quả tốt, giúp việc chăm sóc người bệnh lupus ban đỏ đơn giản hơn do:

-Sản phẩm có chứa cao Sói rừng, cao Nhàu, cao Hoàng bá - bộ ba thảo dược nổi tiếng với tác dụng điều hòa miễn dịch của cơ thể, chống tự miễn. Nhờ đó, sản phẩm tác động đến nguyên nhân của bệnh (hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn) giúp giảm nguy cơ tiến triển của bệnh, phòng tái phát đợt cấp của bệnh.

-Ngoài ra, với các thành phần cao Bạch thược, cao Thổ phục linh, chiết xuất Nhũ hương, cao Nhàu đem lại tác dụng nổi trội về khả năng chống viêm, giảm đau, thải độc. Chính vì vậy, sử dụng Kim Miễn Khang giúp người bệnh lupus ban đỏ giảm triệu chứng ban đỏ, tay chân bứt rứt, giảm đau nhức, mệt mỏi, giảm rụng tóc,... và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Kim Miễn Khang - Hiệu quả tốt cho người mắc lupus ban đỏ

Sản phẩm Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Da liễu Trung ương giúp cải thiện tốt triệu chứng, phòng ngừa bệnh tái phát và an toàn cho người bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, vảy nến,...).

Việc sử dụng Kim Miễn Khang hàng ngày, liên tục từng đợt 3-6 tháng và nhắc lại 1-2 lần/năm giúp người bệnh lupus ban đỏ giảm các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thu Hiền