Chuyên gia luật: Thận trọng quản lý để tạo công bằng trong kinh doanh thuốc lá
Sức khỏe - Ngày đăng : 16:00, 12/08/2022
Kiểm soát TLTHM: Tận dụng những điều kiện thuận lợi
TLTHM bao gồm các dòng sản phẩm không khói như thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN) hay thuốc lá ngậm snus. Trong đó TLĐT và TLLN, có đặc điểm chung là cung cấp nicotine thông qua phụ kiện điện tử và đều không diễn ra quá trình đốt cháy, do đó có ý nghĩa trong việc góp phần giảm tác hại của thuốc láso với thuốc lá điếu đốt cháy.
TLLN đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thông qua Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC), cùng rất nhiều quốc gia công nhận là thuốc lá, vì có sử dụng nguyên liệu thuốc lá.
Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (2012) của Việt Nam định nghĩa: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.”
Khoản 3 Điều 2 của Luật ghi rõ: “Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá”.
Luật sư Phan Hoàng Lâm - Đại diện Công ty Luật TNHH DT LAW đánh giá: “Chúng tôi cho rằng, TLLN là một trong các sản phẩm “thuốc lá” theo quy định hiện hành của pháp luật nên cơ quan nhà nước hoàn toàn có thể quản lý TLLN tương tự như thuốc lá truyền thống.”
TLLN khác biệt với TLĐT vì làm nóng nguyên liệu thuốc lá thay vì làm nóng dung dịch nicotine, và khép kín, không thể thay đổi, pha trộn thêm chất khác
Thận trọng quản lý để tạo công bằng trong kinh doanh thuốc lá
Trong quá trình hồi phục kinh tế - xã hội hiện nay, ngành công nghiệp đang là điểm sáng.Nhằm thúc đẩy công bằng trong kinh doanhkhơi thông các nguồn lực cho phát triển công nghiệp bền vững, Bộ Công thương (BCT) đang ưu tiên hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Được Chính phủ giao trọng trách đề xuất phương án quản lý TLTHM, hiện BCT đang tích cực đôn đốc và tiếp thu ý kiến các bộ, ngành về việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 67/2013 về kinh doanh thuốc lá để trình Chính phủ trong tháng 7.2022. Theo đó, Cục Công nghiệp đề xuất xem xét chính sách quản lý Nhà nước đối với các sản phẩm TLTHM cần đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nhận định về chính sách quản lý đối với TLTHM, luật sư V.V.Đ., Giám đốc Công ty TNHH M&K nhấn mạnh: "Cần hết sức thận trọng trong việc xây dựng chính sách, vì nếu không khéo, rất dễ tạo điều kiện cho thuốc lá điếu đốt cháy, vốn là loại độc hại nhất, tạo vị thế độc tôn trên thị trường. Mà như vậy nghĩa là làm mất đi sự công bằng trong kinh doanh.”
Trên bình diện quốc tế, đa số các quốc gia đều đã đưa TLTHM vào quản lý theo luật, thậm chí một số nơi còn áp dụng chính sách nới lỏng hơn so với thuốc lá điếu thông thường để khuyến khích người hút thuốc chuyển đổi, vì xem đó là giải pháp ít tác hại hơn.
Ngày 25/7 vừa qua, Philippines chính thức thông qua Luật Quản lý TLTHM có chứa và không chứa nicotine, quy định rõ cách quản lý việc nhập khẩu, sản xuất, bán hàng, đóng gói, phân phối, sử dụng và truyền thông các sản phẩm TLĐT và TLLN. Luật này hiện đang được đánh giá là “cột mốc lịch sử” trong quản lý pháp lý về y tế công, vì được kỳ vọng là sẽ giúp cho 16 triệu người hút thuốc có cơ hội tiếp cận với các lựa chọn thay thế tốt hơn.
Indonesia cũng đã quản lý TLLN từ năm 2021, với mức thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn so với thuốc lá điếu thông thường.
Việt Nam và các quốc gia kể trên có khá nhiều điểm tương đồng về mô hình kinh tế, thu nhập, GDP… nên có thể tham chiếu cách phân loại sản phẩm và chính sách quản lý dựa trên mức độ nguy cơ của từng sản phẩm thuốc lá khác nhau.
Mức độ nguy cơ của từng sản phẩm thuốc lá khác nhau
Thuốc lá điếu đang được quản lý dưới Luật theo nhiều khía cạnh: Chỉ cho phép người từ 18 tuổi sử dụng, mua bán; áp thuế tiêu thụ đặc biệt để nâng cao giá thành của thuốc lá, đòi hỏi giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với quy hoạch mạng lưới mua bán thuốc lá cho UBND cấp tỉnh phê duyệt… Trong khi đó, TLLN hay TLTHM nói chung vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Sự hiện diện của một khung pháp lý rõ ràng ở các quốc gia kể trên cho thấy sự can thiệp kịp thời vào hoạt động trên thị trường, tạo ra lợi ích cho các bên liên quan: giúp chính phủ kiểm soát toàn diện ngành công nghiệp, giảm gánh nặng quản lý, tạo công bằng trong kinh doanh, và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dùng.