SeABank đạt 2.806 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành vượt mức kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022
Tài chính - Ngân hàng - Ngày đăng : 19:05, 12/07/2022
Ngày 8/7/2022, Hội đồng Quản trị (HĐQT) SeABank cũng đã ban hành quyết định về việc bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc sau nhiệm kỳ 5 năm và tiếp tục tham gia quản trị ngân hàng với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT; đồng thời ban hành quyết định cử ông Faussier Loic Michel Marc - Phó Tổng Giám đốc cao cấp làm Phó Tổng Giám đốc Phụ trách điều hành hoạt động của SeABank trong thời gian trình Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm chính thức chức danh Tổng Giám đốc. Đây là một trong những bước đi chiến lược của HĐQT để chuẩn bị triển khai mạnh mẽ kế hoạch 5 năm của SeABank trong thời gian tới.
Theo đó, tính đến hết 30/6/2022: Tổng tài sản của SeABank đạt 229.723 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 2.806 tỷ đồng; Tổng thu thuần TOI đạt 5.029 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng đạt 1.736 tỷ đồng, tăng 226% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3% so với mức 38,3% cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,65% tại thời điểm 31/12/2021 xuống còn 1,6% tại thời điểm 30/6/2022.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, SeABank đã phát hành 211.400.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109.700.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thông qua 2 đợt phát hành này, vốn điều lệ của SeABank tăng thêm 3.211 tỷ đồng, từ 16.598 tỷ đồng lên 19.809 tỷ đồng.
Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ, SeABank còn là tổ chức tài chính duy nhất tại Việt Nam được Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) - cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ cấp khoản vay lên tới 200 triệu USD nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đẩy mạnh các dự án xanh vì môi trường và đối phó khủng hoảng khí hậu - một trong những chiến lược được SeABank ưu tiên phát triển. Khoản vay của DFC sẽ giúp SeABank nâng cao khả năng tài chính để thực hiện tốt hơn các dự án đã đề ra, giải quyết sự cách biệt giữa nhu cầu tài chính của thị trường và nguồn tiền hiện có của nền kinh tế.
Ngày 8/7/2022, HĐQT SeABank cũng đã ban hành quyết định về việc bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc sau nhiệm kỳ 5 năm và tiếp tục tham gia sâu rộng vào công tác quản trị ngân hàng với vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Trên cương vị Phó Chủ tịch HĐQT, bà Lê Thu Thủy sẽ cùng Hội đồng Quản trị tập trung sâu hơn vào công tác quản trị, tạo dựng nền tảng vững chắc để SeABank hiện thực hóa các chiến lược kinh doanh, khẳng định vị thế trong giai đoạn phát triển mới. HĐQT SeABank cũng đã ban hành quyết định cử ông Faussier Loic Michel Marc - Phó Tổng Giám đốc cao cấp làm Phó Tổng Giám đốc Phụ trách điều hành SeABank.
Trong 5 năm đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, bà Lê Thu Thủy đã để lại dấu ấn lớn trong quá trình đưa Ngân hàng chuyển mình theo mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đồng thời là người trực tiếp kết nối và phát triển thành công mối quan hệ hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp lớn hàng đầu trong nước cũng như các tổ chức tài chính nước ngoài.
Cụ thể, SeABank 4 năm liên tiếp (2019-2022) được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức B1 với triển vọng phát triển Tích cực. Trong kỳ xếp hạng năm 2022, Moody’s cũng đã nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) của SeABank lên mức B1. Bên cạnh đó, SeABank còn là ngân hàng hoàn thành triển khai cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn vào tháng 7/2020 và tiếp tục là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai áp dụng tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel III. Việc này phản ánh sự cải thiện rõ rệt sức mạnh nội tại của SeABank về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn.
Dưới sự lãnh đạo của bà Lê Thu Thuỷ, SeABank đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn điều lệ, tổng tài sản cũng như lợi nhuận trong 5 năm qua. Theo đó, tổng tài sản tăng từ gần 141 nghìn tỷ đồng lên gần 230 nghìn tỷ đồng và mở rộng mạng lưới hoạt động với gần 180 chi nhánh, điểm giao dịch tại 29 tỉnh thành trên cả nước. Vốn điều lệ của SeABank liên tục tăng, từ mức 7.688 tỷ đồng lên 19.809 tỷ đồng giúp Ngân hàng gia tăng tiềm lực để thực hiện các mục tiêu: tiếp tục triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ… qua đó mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mọi khách hàng.
Bên cạnh những con số tăng trưởng, SeABank cũng đã ban hành nhiều chính sách đãi ngộ dành cho CBNV, hướng tới xây dựng môi trường làm việc gắn kết, chuyên nghiệp, nhân văn. Thời gian qua, chính sách đãi ngộ, phúc lợi của SeABank ngày càng phát triển theo hướng cạnh tranh, xứng đáng với đóng góp và cống hiến của mỗi cá nhân cho sự phát triển của Ngân hàng như: điều chỉnh lương định kỳ và điều chỉnh lương theo các đợt nâng bậc/bổ nhiệm tập trung; chính sách thưởng dựa trên năng lực, kết quả làm việc; chính sách bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVICare cho CBNV và người thân; chính sách vay vốn lãi suất ưu đãi dành cho CBNV SeAStaff Privileged, chương trình vinh danh CBNV SeAProud...
Thêm vào đó, SeABank luôn đề cao tinh thần đoàn kết cũng như lan tỏa và chia sẻ yêu thương thông qua các cuộc thi nội bộ để các cá nhân, đơn vị trên toàn hệ thống có cơ hội được thể hiện tài năng, kiến thức, sự sáng tạo, đồng lòng như: Team Building, Hội thao SeASport, SeARun… Văn hóa doanh nghiệp SeABank còn có sức lan tỏa tới cộng đồng qua các hoạt động từ thiện như Xuân yêu thương, Chăn ấm đầu đông, SeABankers vì trẻ thơ, và các quỹ từ thiện One Day One Smile, Ươm mầm Ước mơ, SeALove…