Cảnh báo: Đục thủy tinh thể, thủng võng mạc ở người trẻ online liên tục ngày đêm
Sức khỏe - Ngày đăng : 08:15, 19/01/2022
Hỏng mắt vì xem điện thoại quá lâu
Theo Fox News, tháng 10.2021 vừa qua, bác sĩ Qiu Wang Jian tại một bệnh viện ở Thẩm Quyến (Trung Quốc) cho biết, một nữ sinh đại học 21 tuổi tên Xiaoya bị cận thị rất cao. Cô ấy có sở thích tắt đèn và nghịch điện thoại trong bóng đêm. Sau một đêm thức trắng để chơi điện thoại, khi tỉnh dậy vào buổi sáng, cô phát hiện “có vật cản tầm nhìn” và nhận thấy đồng tử mắt phải của mình gần như trắng hoàn toàn. Lo lắng nên cô đã đến bệnh viện để kiểm tra mắt.
Khi đến bệnh viện, cô được chẩn đoán bị bong võng mạc và đục thủy tinh thể. Nguyên nhân do bản thân Xiaoya bị cận thị cao và việc sử dụng điện thoại di động trong bóng tối trong thời gian dài khiến võng mạc bị bong ra trên diện rộng, kèm đục thủy tinh thể. Nếu không phẫu thuật kịp thời có thể cô gái sẽ bị mất thị lực vĩnh viễn.
Dùng điện thoại, máy tính trong thời gian dài khiến mắt bị mờ, mỏi, nhức và suy giảm thị lực
Cũng tại Trung Quốc, người đàn ông tên Wang nhập viện trong tình trạng mù một bên mắt sau thời gian dài sử dụng điện thoại trong phòng tối trước khi đi ngủ. Bác sĩ chẩn đoán ban đầu ông bị tắc động mạch trung tâm võng mạc, tình trạng này còn gọi là đột quỵ mắt do sự tắc nghẽn hoặc thu hẹp các động mạch mang oxy đến võng mạc.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM cho biết, trong giai đoạn học, làm việc trực tuyến, nhiều trường hợp đến khám với tình trạng suy giảm thị lực nhanh chóng kèm triệu chứng nhức mắt, đau đầu, khó ngủ, mất tập trung.
Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, hình thức học tập và làm việc online còn kéo dài, chưa kể đến thói quen lướt web, xem phim, chơi game… khi rảnh rỗi của nhiều người, khiến tình trạng mờ mắt trầm trọng thêm, nguy cơ thủng võng mạc, đục thủy tinh thể và đe dọa mất thị lực nếu không có biện pháp bảo vệ mắt thích hợp.
Nhận diện kẻ thù “ám hại” của đôi mắt
Theo cuộc khảo sát của Viện Chính sách Y tế của Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA), 83% các vấn đề thị lực có liên quan đến thời gian sử dụng máy tính, điện thoại kéo dài.
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra nguyên nhân chính của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở mắt dẫn đến thị lực kém, mù lòa là do sự tấn công của ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử, ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nằm trong khoảng 380 đến 495 nanomet (nm), mang năng lượng cao nên có khả năng tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương tế bào võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE), gây đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc.
Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) là tế bào duy nhất trong mắt có khả năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời là nơi hấp thu, đào thải các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc. Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, trong đó có thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể - hai bệnh lý gây mù lòa cao nhất.
Khi ánh sáng xanh đi qua thấu kính của mắt đến võng mạc nó sẽ gây tổn thương quang hóa võng mạc và giết chết các tế bào võng mạc mắt, từ đó tế bào thị giác không được cung cấp chất dinh dưỡng nên lâu dần gây thoái hóa võng mạc và thoái hóa hoàng điểm.
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử làm tổn thương tế bào biểu mô sắc tố võng mạc gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở mắt
Ngoài ra, khi dùng máy tính hoặc xem điện thoại trong bóng tối, đồng tử (mống mắt) sẽ giãn lưng chừng, làm tăng tiếp xúc mống mắt, gây nghẽn đường thoát nước từ hậu phòng qua lỗ đồng tử ra tiền phòng, gây tăng nhãn áp. Tình trạng tăng nhãn áp tạm thời nhưng có tính chất lặp lại sẽ ảnh hưởng lớp sợi thần kinh thị giác, gây mất trường thị và mất thị lực về sau.
GS. TS Đỗ Như Hơn, Nguyên giám đốc Bệnh viện Mắt Trung Ương, chia sẻ, những bệnh lý nguy hiểm ở mắt thường xảy ra ở người già do hiện tượng lão hoá, tuy nhiên, đại dịch Covid xuất hiện khiến máy tính, điện thoại trở thành “vật bất ly thân” của nhiều người, làm mắt bị “ngộ độc” ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh nguy hại không chỉ tác động trực tiếp đến thị lực gây khô, nhức, mờ, mỏi mắt mà còn tăng nguy cơ mù lòa nếu không có biện pháp ngăn chặn từ sớm.
Giải pháp toàn diện chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong
Nhờ sự tiến bộ của công nghệ sinh học phân tử, mới đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) giúp tăng cường Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ, có khả năng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc ưu việt.
Thioredoxin giúp gia tăng hoạt động và bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE bằng 3 cơ chế: hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào; làm chậm quá trình thoái hóa tế bào và bảo vệ tế bào thị giác khỏi các chất gây hại sinh ra bởi các phản ứng bên trong cơ thể cũng như các tác động tiêu cực bên ngoài, đặc biệt là ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các thiết bị điện tử.
Theo kết luận của Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), Broccophane làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc một cách tự nhiên nên có thể phòng ngừa tình trạng thoái hóa hoàng điểm, đồng thời, cải thiện hội chứng rối loạn thị giác màn hình (CVS). Bên cạnh đó, Thioredoxin còn giúp cân bằng thành phần tỷ lệ các loại protein và trung hòa các chất làm biến đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể. Từ đó, chăm sóc mắt hiệu quả từ bên trong giúp phòng, hỗ trợ, điều trị các bệnh lý ở mắt một cách hiệu quả và an toàn.
Khoảng 75% trường hợp mù lòa có thể phòng, tránh khỏi nếu kiểm soát tốt bệnh mắt và hiểu rõ về “thủ phạm” góp phần gây ra tình trạng này. |
Cùng với chế độ chăm sóc chuyên biệt cho mắt từ tinh chất thiên nhiên Broccophane, để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh nguy hại, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử, sử dụng ở điều kiện đủ ánh sáng và bảo vệ mắt đúng cách. Nên xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng, duy trì thói quen vận động mỗi ngày, khám mắt định kỳ để phát hiện các nguy cơ gây bệnh mắt, phòng ngừa suy giảm thị lực, mù lòa.