Hệ thống ngân hàng sẽ cố gắng tiếp tục giảm lãi suất cho vay năm 2022
Chính trị - Ngày đăng : 09:59, 12/11/2021
Sau phần Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải trình tiếp về vấn đề khôi phục kinh doanh, các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã phát biểu, làm rõ một số nội dung liên quan mà các đại biểu đã chất vấn và cử tri cả nước quan tâm: đó là giảm lãi suất để hỗ trợ người dân và phát triển kinh tế.
Nguy cơ lạm phát cao
Bà Hồng cho biết: Đại dịch covid-19, đã tác động nghiêm trọng đối với sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà thời gian quan đã vào cuộc rất trách nhiệm, thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Ngay từ đầu 2020 khi dịch xảy ra trong tổ chức điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo giảm 3 lần lãi suất với tổng mức 2%. Đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực.
Ngoài việc điều hành lãi suất của ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo và kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm mức các lãi suất đối với khoản cho vay cũ và mới. Mặt bằng lãi suất cho vay khoảng 1,66% so với trước dịch.
Các tổ chức tín dụng đã thực hiện giảm lãi suất từ khi có dịch đến nay khoảng tổng mức giẩm là 30.000 tỷ đồng và tiếp tục thực hiện giảm từ nay đến cuối năm.
Bên cạnh đó hệ thống ngân hàng đã thực hiện giảm phí mức giảm khoảng hơn 2.000 tỷ đồng cho các khách hàng. Việc giảm lãi suất giúp cho giảm chi phí đầu vào của người dân, doanh nghiệp.
Đối với dư địa của chính sách tiền tệ, bà Hồng cho biết, có hai nhiệm vụ quan trọng là điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương:
Thứ nhất, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hỗ trợ kinh tế nhưng không làm tăng lạm phát. Thời gian tới NHNN phải đảm bảo các mục tiêu đó.
Thứ hai, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, các tổ chức tín dụng phải làm sao đảm bảo an toàn, sẵn sàng khả năng chi trả cho người dân chính vì vậy mà việc xem xét các giải pháp, chính sách, công cụ thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước luôn luôn phải đảm bảo mục tiêu đó.
Bên cạnh đó, vẫn phải đảm bảo các cân đối lớn của kinh tế vĩ mô, như bội chi ngân sách. Nên để xác định có còn dư địa để giảm lãi suất nữa hay không, Ngân hàng Nhà nước thấy rằng thời gian vừa qua khi đánh giá hoạt động tiền tệ ngan hàng cũng như kinh tế vĩ mô, thấy rằng phía trước, năm 2021 mục tiêu đảm bảo lạm phát dưới 4% có thể đạt được. Nhưng sang năm 2022, hiện nay rủi ro lạm phát đang có áp lực lớn.
Đối với các nền kinh tế đã phục hồi, dần phục hồi khi mà tỷ lệ tiêm vắc xin bao phủ; nên giá cả hàng hóa trên thế giới tăng mạnh. Như giá xăng dầu đã tăng 55% so với năm trước. Các nước phát đã triển thì lạm phát cao nhất trong lịch sử, như Mỹ tăng 5,3% trong tháng 9 vừa qua.
Đối mặt với nguy cơ lạm phát cao
Theo bà Hồng, Việt Nam với độ mở nền kinh tế lớn. Kim ngạch nhập khẩu đã lên 200% . Nên áp lực đối mặt với lạm phát rất lớn.
Đối với trong nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang gia tăng. Các ngân hàng giảm lãi suất bằng chính nguồn lực của mình chứ không phải từ ngân sách. Khi nợ xấu ra tăng thì bản thân các tổ chức tín dụng phải sử dụng nguồn lực của mình để giải quyết nợ xấu. Nên nếu tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các tổ chức này và an toàn của hệ thống.
Về phía Ngân hàng Nhà nước thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động của mình để tiếp tục giảm lãi suất. Nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ an toàn của từng tổ chức tín dụng và hệ thống, Bà Hồng cho biết.
Trước đó, ĐBQH Nguyễn Lâm Hiển (Lâm Đồng) chất vẫn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về việc: Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để hỗ trợ an sinh xã hội và phục hồi nền kinh tế sau đại dịch cần gói hỗ trợ đủ lớn, đặc biệt là gói tiền mặt tương đương 3-4% GDP.
Đại biểu cho rằng, nếu làm như vậy sẽ tăng nợ công, tăng bội chi, nợ Chính phủ. Còn nếu không có các giải pháp đủ lớn, nền kinh tế sẽ chậm phục hồi, lỗi nhịp so với sự phát triển của các nước, kèm theo nhiều hệ lụy tiêu cực. Vậy “chúng ta chấp nhận vượt trần ngân sách, tăng nợ công hay hỗ trợ không đủ lớn, không đủ liều?".
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu hỗ trợ tiền mặt, cấp tiền cho người dân thì nguy cơ lớn sẽ rủi ro làm tăng lạm phát. Quan điểm là ủng hộ nới bội chi và nợ công trong khoảng kiểm soát được. Vì nếu không nới bội chi và nợ công sẽ khó tăng trưởng. Nếu không tăng trưởng thì khó đạt mục tiêu 5 năm, chiến lược 10 năm và khát vọng đến năm 2045 là nước phát triển.
Vậy nới thì nới bao nhiêu, 1% hay 2%? Nới ra rồi huy động bằng cách nào? Huy động được rồi thì sử dụng vào đâu để hiệu quả. Bộ Kế hoạch Đầu tư đã xây dựng kịch bản rồi nhưng "xin phép chưa báo cáo dịp này" mà cần tính toán thận trọng, kỹ lưỡng, báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi báo cáo với Quốc hội. Tất cả vấn đề này đang được các Bộ ngành tính toán", Bộ trưởng cho biết.