Không thể để nền kinh tế “rơi tự do” sau dịch bệnh
Chính trị - Ngày đăng : 17:46, 21/10/2021
Là những băn khoăn, lo lắng của nhiều đại biểu trong
Không thể để nền kinh tế “rơi tự do”
Qua thảo luận, đa số ý kiến phát biểu đều đồng tình cao với nhiều nội dung trong báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ. Một số ý kiến cho rằng, Báo cáo được thực hiện công phu, chi tiết đồng thời chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế cũng như đề xuất các nhóm giải pháp toàn diện để tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế -xã hội.
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Hà Nội cho rằng, chưa bao giờ nền kinh tế rơi tự do như vậy. Nếu không làm tốt công tác phòng, chống dịch, thì việc suy thoái nền kinh tế toàn quốc sẽ xảy ra. Giãn cách xã hội là đúng, nhưng đôi khi thực hiện quá máy móc, việc tỉnh cách ly với tỉnh đã dẫn đến không chỉ doanh nghiệp ở vùng dịch mà vùng không có dịch cũng “chết” luôn vì hàng hóa bị chặn lại không lưu thông được…
Theo ông Cường, thực tiễn tại Hà Nội, khi lấy tổ dân phố là nơi phòng, chống dịch thì họ tự kiểm soát rất tốt, vì vậy, nếu chúng ta lấy doanh nghiệp là chủ thể phòng, chống dịch, tự chịu trách nhiệm thì họ cũng sẽ phải tự lo.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai -Hà Nội cũng cho rằng, trong đại dịch, các gói hỗ trợ an sinh xã hội có tính động viên rất lớn, do vậy cần có đánh giá tổng thể cách làm và các kết quả đạt được. Về việc miễn, giảm thuế, đại biểu cho rằng, nguồn lực ít nhưng tính dàn trải vẫn còn, nếu không phân biệt lĩnh vực để hỗ trợ sẽ rất khó, ví dụ thương mại diện tử thì tác động chừng mực nhưng du lịch, dịch vụ sẽ khác, nên cần có chính sách phù hợp với từng lĩnh vực.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay, công tác phòng, chống dịch của Hà Nội được triển khai một cách bài bản, khoa học nhưng hết sức linh hoạt, với mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Hà Nội đã huy động được sự vào cuộc của hệ thống chính trị, huy động được sức dân. Trong đợt dịch thứ tư vừa qua, với nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng Hà Nội vẫn kiên định không để các F1, F0 cách ly, điều trị tại nhà, bởi hệ thống y tế của Thủ đô vẫn đáp ứng được.
Thời gian tới khi mở cửa trở lại các trường đại học thì lượng sinh viên ngoại tỉnh, người lao động về thành phố cao, là nguy cơ bùng phát dịch lớn. Vì vậy, thành phố sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm trả mũi 2 vắc xin cho người dân, đẩy mạnh tuyên truyền song song với xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm để tạo sức răn đe… Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, nhận xét của Chủ tịch Quốc hội về các gói hỗ trợ về an sinh xã hội trong năm 2021 là rất quan trọng.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dunh nhấn mạnh, liên quan đến gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch Covid - 19, Chủ tịch Quốc hội đã nêu rõ, tổng gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ của nước ta hiện nay là khoảng 4% GDP, chưa kể phần chi cho y tế, giảm tiền điện, nước, viễn thông…
Vậy nên, cần tính tổng thể gói chính sách đang được thực hiện để xác định dư địa còn lại cho điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ như thế nào? Phải làm sao khơi thông, huy động được nguồn lực, có nguồn lực rồi thì xác định được sẽ phân bổ vào đâu.
Các phương án hỗ trợ sau đại dịch
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, công tác an sinh xã hội trong năm 2021 được thực hiện rất bài bản, có lộ trình, có bước đi. Cụ thể, trong tháng 3/2021, đã có Nghị định 20 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Quy định mới về chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện theo Nghị định 75…
Khi dịch bệnh bùng phát, chỉ trong thời gian ngắn chúng ta đã ban hành các gói hỗ trợ về an sinh xã hội. Trong đó, Nghị quyết 68 được thực hiện khẩn trương. Đến nay, đã có 25,12 triệu lượt người (23.000 tỷ đồng) được hưởng thụ theo Nghị quyết 68.
Về gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng (Nghị quyết 116), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đây là gói hỗ trợ chưa có tiền lệ.
Sau khi, có Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giải ngân ngay cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. “Ai có tài khoản thì được chuyển tiền ngay, ai chưa có thì mở tài khoản, trường hợp không có thì thông qua doanh nghiệp. Về cơ bản đến nay đã thực hiện xong”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Bộ trưởng chia sẻ, trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch bệnh, Bộ trưởng có 3 làn đi cùng Thủ tướng kiểm tra ở TPHCM và các tỉnh miền Đông. “Chúng ta không thể hình dung nổi hết những khó khăn như thế nào. Nhưng phải nói, tôi rất biết ơn người dân TP.HCM đã hy sinh những vấn đề cá nhân ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Rồi các cán bộ tổ dân phố đã đến từng nhà, từng ngõ để hỗ trợ người dân….
Người đứng đầu ngành lao động cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh, đến nay có 2.580 trẻ rơi vào tình trạng mồ côi. Trong đó có 2.500 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ; 80 trẻ mất cả cha lẫn mẹ. “Vừa qua có những doanh nghiệp muốn thành lập những cơ sở nuôi dưỡng riêng cho các em.
Vừa qua có một số tổ chức quốc tế đăng ký với Bộ trưởng xin đỡ toàn bộ 80 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ. Quan điểm của bộ là khuyến khích nếu hỗ trợ tiền cho các cháu, vật chất cho các cháu, nhà nước đứng ra nhận, chứ không đồng ý với việc tổ chức quốc tế đứng ra đỡ đầu cho các cháu. Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng cho các cháu còn cha hoặc mẹ. Với các cháu không còn cha lẫn mẹ thì hỗ trợ trực tiếp 20 triệu đồng bằng tiền mặt, bằng sổ tiết kiệm để hỗ trợ cho các cháu ăn học, Bộ trưởng cho hay.
Về vấn đề lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, ngành đã xây dựng chương trình phục hồi thì trường lao động. Bộ trưởng cho biết, hiện nay, chúng ta có 4 loại hình lao động gồm: lực lượng lao động khu vực FDI, thứ 2 là khu vực sản xuất công nghiệp, thứ 3 là khu vực sản xuất ngoài khu công nghiệp và thứ 4 là lao động tự do. Vừa qua, việc dịch chuyển lao động hầu như rơi vào nhóm lao động ngoài khu công nghiệp, lao động tự do đều rất khó khăn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động sẽ được tích hợp trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế. “Vấn đề thị trường lao động sẽ điều tiết theo thị trường. Trước đây, không có dịch bệnh, hàng năm sau Tết, chúng ta vẫn thiếu 10% lao động. Năm nay, chắc chắn sẽ thiếu, nhưng chỉ phục hồi sau Tết. Trong trường hợp căng thẳng thì trường lao động, chúng ta đã có cả phương án để có có thể cung cấp khoảng 200.000 lực lượng lao động mới.