Khó cũng phải làm

Chính trị - Ngày đăng : 10:48, 13/04/2012

Bình quân mỗi năm nước ta tăng 1 triệu xe máy, vài trăm nghìn ôtô. Hiện, cả nước có khoảng 1,8 triệu ôtô và hơn 35 triệu mô tô với số dân hơn 80 triệu. Như vậy cứ 2 người dân thì có 1 ôtô hoặc xe máy. Mật độ như vậy là quá lớn nên phải hạn chế. Khó cũng phải làm” - Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên mới đây

Vào những giờ cao điểm, ô tô là thủ phạm chính gây ùn tắc giao thông



Vì quyền lợi của đông đảo người dân


Với chủ trương hạn chế xe máy trong nội đô, dư luận rất trái chiều, người đồng thuận, người thì “kêu”; thậm chí có “bài báo” nêu ý kiến của bạn đọc cho đó là chủ trương “dở hơi”, “lẩm cẩm”. Về vấn đề này Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: Bộ Giao thông - Vận tải và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia không cấm xe máy. Tất cả mọi chính sách xuất phát từ sự thuận lợi của đông đảo người dân chứ không phải một nhóm, một bộ phận người dân.

“Muốn giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông thì phải giải quyết một cách đồng bộ, trong đó vấn đề quan trọng nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

PV: Vừa rồi Chính phủ có yêu cầu Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiến hành thí điểm phân làn trên các tuyến phố nội đô. Bộ trưởng có kỳ vọng về việc phân làn?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Thực ra phân luồng và phân làn đã được làm lâu rồi nhưng hiện duy trì lại cho hợp lý, còn tất nhiên có được tuyệt đối như mình mong muốn không thì là rất khó nhưng sẽ có cải thiện. Trước mắt là sẽ tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, còn sau này sẽ xử phạt. Trong điều kiện đường sá hẹp, hạ tầng còn hạn chế thì phân làn sẽ giúp phương tiện giao thông lưu thông trật tự hơn, không gây ùn tắc cục bộ.

đường bộ hiện đại hợp lý, có sự phối hợp giữa các loại hình phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, hàng không để giải quyết ùn tắc giao thông trong thành phố…” - ông Thăng nói. Ông Thăng lý giải: Trước điều kiện đặt ra, các thành phố lớn cần phải có giải pháp đồng bộ để xử lý cả về lâu dài và trước mắt. Cụ thể, trong Nghị quyết 88 của Chính phủ đã nêu ra nhiều giải pháp trong đó giao Bộ Giao thông - Vận tải xây dựng đề án hạn chế và giảm phương tiện giao thông cá nhân. Đề án này phải trình và duyệt vào quý IV năm 2012. Sắp tới, Bộ sẽ xây dựng và trình sang Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vào quý IV năm nay, và sang quý I năm 2012 sẽ trình Chính phủ phê duyệt đề án hạn chế 3 loại phương tiện bao gồm: ôtô, xe máy và taxi.


Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng: Việc hạn chế là cả 3 loại chứ không phải chỉ mô tô, xe máy và hạn chế dần chứ không phải cấm hẳn xe máy.


Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng là đúng, phương tiện giao thông công cộng thiếu, chất lượng kém; nhưng hạn chế 3 loại phương tiện phải làm đồng thời, không thể chờ cái này trước rồi mới làm cái kia. Tất cả vừa nâng cao ý thức người dân, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa phát triển giao thông công cộng, vừa giảm phương tiện cá nhân. “Chúng ta phải làm đồng thời và có lộ trình. Nhưng cuối cùng vẫn đảm bảo lợi ích, thuận lợi nhất cho số đông người dân…” - Bộ trưởng nhấn mạnh.


Sẽ có nhiều giải pháp


Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, sẽ tiến hành bằng nhiều biện pháp và có nhiều bước để đạt được mục đích hạn chế phương tiện cá nhân. Ví như với ôtô thì sắp tới sẽ đề xuất tăng phí nhập khẩu, tăng phí sử dụng xe, tăng phí đỗ… Tức là chi phí để sử dụng ôtô là rất cao, bởi 1 ôtô chiếm chỗ bằng 5-6 xe máy. Các quốc gia như Singapore, Trung Quốc chỉ mua xe ôtô giá 10.000 USD nhưng phải bỏ ra gấp 5-6 lần chi phí đó nữa để lưu hành.


Đối với taxi thì Bộ Giao thông - Vận tải sẽ làm việc với từng địa phương để rà soát quy hoạch phát triển vận tải taxi để từng bước hạn chế.


Xe máy thì trước mắt sẽ hạn chế ở những tuyến phố đông đúc và dần dần sẽ làm được khi mà từng tuyến phố, vành đai phát triển mạnh phương tiện vận tải công cộng. Về lâu dài cũng phải hạn chế đến mức tối đa có thể nhưng trước mắt sẽ phải có sự đồng bộ. Khi cân đối được phương tiện vận tải công cộng, hạ tầng giao thông đến đâu thì sẽ hạn chế đến đó.


Cũng theo Bộ trưởng Đinh La Thăng: Về lâu dài, việc phát triển phương tiện vận tải vận chuyển với dung lượng lớn vẫn là quyết sách. Đó là tàu điện ngầm, đường sắt trên cao. Tuy nhiên, vốn đầu tư cũng rất lớn và mất thời gian cho nên phải làm dần chứ không thể trong 2-3 năm chúng ta đầu tư được ngay; và xe buýt cũng chỉ phát triển đến 1 giai đoạn nhất định cũng sẽ gây tắc và không thể gánh nổi nhu cầu đi lại của người dân.


“Bình quân mỗi năm nước ta tăng một triệu xe máy, vài trăm nghìn ôtô. Hiện, cả nước có khoảng 1,8 triệu ôtô và hơn 35 triệu mô tô với số dân hơn 80 triệu. Như vậy cứ 2 người dân thì có 1 ôtô hoặc xe máy. Mật độ như vậy là quá lớn nên phải hạn chế. Khó cũng phải làm…” - Bộ trưởng Đinh La Thăng dứt khoát.


Nói về thời gian tới, phải xây cầu vượt nhẹ, nâng cao chất lượng xe buýt, nâng cấp cơ sở hạ tầng... sẽ đòi hỏi nguồn vốn “xứng tầm”, theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, để giải quyết bài toán này thì phải xã hội hóa. Ngoài sự đột phá về vốn đầu tư thì cũng phải đột phá về cơ chế tổ chức triển khai đồng bộ. Tuy nhiên những giải pháp này chỉ hiệu quả khi người dân thực hiện cùng cơ quan chức năng. Làm sao để có cuộc vận động toàn dân nâng cao ý thức về chấp hành luật lệ giao thông - đó phải là một cuộc cách mạng thực sự.

Đức Dũng

congly.com.vn