CSGT đang điều khiển xe có quyền yêu cầu dừng xe để kiểm tra vi phạm?

Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 15:24, 11/02/2021

Nếu có đầy đủ các điều kiện về quyền hạn và yêu cầu trên thì CSGT đang di chuyển trên đường dừng phương tiện để kiểm tra và xử lý là đúng quy định của pháp luật.

Hỏi: Tôi đang lái xe trên đường chở cây về nhà chơi Tết thì bị hai CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ và yêu cầu xử phạt. Tuy nhiên, lúc hai CSGT yêu cầu xe tôi dừng lại thì họ cũng đang đi xe máy trên đường, khi nhìn thấy xe tôi từ xe thì họ yêu cầu tôi dừng lại và kiểm tra giấy tờ xe.  Vậy xin hỏi, trong trường hợp này tôi có cần xuất trình giấy tờ xe và nộp tiền phạt theo yêu cầu hay không? Yêu cầu đối với CSGT khi thực hiện nhiệm vụ là gì? Xin cảm ơn!

Vũ Văn Nam (Thanh Xuân, Hà Nội)

Trả lời: Để xác định trong trường hợp trên bạn có cần xuất trình giấy tờ và nộp phạt theo yêu cầu của CSGT hay không và yêu cầu đối với CSGT khi thực hiện nhiệm vụ ra sao cần căn cứ trên các quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền, quy trình xử lý vi phạm an toàn giao toàn giao thông của CSGT, cụ thể như sau:

csgt.jpg
Ảnh minh họa

Thứ nhất, nếu CSGT đang đi trên đường yêu cầu chủ phương tiện dừng xe và xuất trình giấy tờ của CSGT thì có phải xuất trình giấy tờ hay không:

Tại khoản 1, 2 Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông quy định như sau:

Điều 5. Quyền hạn

1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều khoản 2 Điều 12 Thông tư này quy định về các trường hợp cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện gồm:

2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện đ kim soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh tr lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện đ kim soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.”.

Như vậy, theo như quy định của này thì cán bộ tuần tra và kiểm soát giao thông có quyền dừng các phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm tra hành chính, xử lí vi phạm giao thông nhưng chỉ được dừng xe khi thuộc các trường hợp trên.

  • Yêu cầu đối với CSGT khi thực hiện việc tuần tra, dừng phương tiện được quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an như sau:

Theo quy định tại thông tư trên thì CSGT được quyền tuần tra, kiểm soát cơ động; kiểm soát tại trạm CSGT; Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông; Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.

Mặt khác, theo quy định thì khi tuần tra, kiểm soát công khai, CSGT phải thực hiện các quy định trong đó có: Sử dụng trang phục theo đúng quy định của Bộ Công an; Sử dụng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn được phân công (đối với phương tiện là xe moto: hai bên cốp xe mô tô hai bánh tuần tra có dòng chữ “C.S.G.T” màu xanh (bằng chất liệu phản quang)).

Ngoài ra, tại Điều 13 thông tư trên cũng quy định hiệu lệnh dừng phương tiện của CSGT làm nhiệm vụ tuần tra bao gồm: Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông.

Như vậy, nếu có đầy đủ các điều kiện về quyền hạn và yêu cầu trên thì CSGT đang di chuyển trên đường dừng phương tiện để kiểm tra và xử lý là đúng quy định của pháp luật.

Khi CSGT có hiệu lệnh dừng phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Tại điểm d Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;”.

Điều này có nghĩa là khi CSGT có hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý, bạn có quyền yêu cầu CSGT đã dừng phương tiện cung cấp văn bản chứng minh thẩm quyền của mình được kiểm tra, chứng minh lỗi vi phạm của bạn trước khi xử lý. Bản thân bạn cũng được quyền chứng minh mình không có hành vi vi phạm.

Trường hợp CSGT ra hiệu lệnh dừng phương tiện đúng quy định, chứng minh được lỗi vi phạm của bạn thì bạn phải xuất trình giấy tờ và nộp phạt theo đúng quy định.

Thứ hai, về yêu cầu đối với CSGT khi thực hiện nhiệm vụ:

Ngoài các yêu cầu trên thì trong khi thực hiện nhiệm vụ, CSGT còn phải tuân thủ các yêu cầu khác theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Trước khi tiến hành kiểm soát đối với người vi phạm, cảnh sát giao thông phải thực hiện động tác chào theo điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa...);
  • Sau khi dừng phương tiện, CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ, xử phạt (phải thông báo lỗi cho người vi phạm);
  • Phải lập biên bản vi phạm trước khi xử lý.

Trong quá trình giao tiếp với người vi phạm, CSGT phải thể hiện văn minh, lịch sự, xưng hô theo quy định của điều lệnh, giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong của Nhà nước, của ngành.

LS Ngô Thị Thủy (Công ty luật Interla)