Khung pháp lý nào cho nền kinh tế số?

Kinh tế - Ngày đăng : 16:05, 12/01/2021

Chủ tịch VCCI nhấn mạnh một vấn đề rất quan trọng mà báo cáo của VCCI lần này dành hẳn chương riêng để thảo luận, đó là khung khổ pháp lý cho nền kinh tế số.

Sáng 12/1, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh. 

Trong năm qua, chính sách của Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp được thiết kế đi theo hai dòng mạnh mẽ:

Thứ nhất là sự hỗ trợ kịp thời của các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân vượt qua các khó khăn do dịch bệnh Covid-19. 

donh-nhan.jpg
Khung khổ pháp lý nào cho nền kinh tế số?

Thứ hai là sức ảnh hưởng bền bỉ, mạnh mẽ của các chính sách cải cách thể thế, thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả quốc gia.

Trong Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2020, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh một vấn đề rất quan trọng mà báo cáo của VCCI lần này dành hẳn chương riêng để thảo luận, đó là khung khổ pháp lý nào cho nền kinh tế số. 

Theo đó, nhiều quy định quản lý thông qua điều kiện kinh doanh, cấp giấy phép cho một số hoạt động trên môi trường mạng vẫn còn nhiều bất cập; vấn đề bảo hộ tài sản trí tuệ đối với các loại tài sản trong kinh tế số vẫn chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả; các mô hình kinh doanh dịch vụ trên kinh tế số phát triển khá nhanh nhưng chưa có biện pháp phù hợp để quản lý…

Trong năm 2020, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giảm so với trung bình các năm trước đó. 

Năm 2020, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. 

Đây là các văn bản pháp luật quan trọng, tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Trang Nhi