Việt Nam dẫn đầu "cuộc chơi" thương mại hóa 5G

Đời sống - Ngày đăng : 08:27, 19/12/2020

Một cuộc tấn công mạng không đơn thuần là hoạt động gián điệp đang diễn ra ngay trong những ngày cuối cùng của một năm đầy biến động.

Theo nhà sản xuất thiết bị mạng Cisco, đến năm 2025, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,3 triệu. Việc triển khai sớm dịch vụ 5G có thể giúp các nhà mạng di động Việt Nam tăng doanh thu thêm 300 triệu USD/năm, bắt đầu từ năm 2025.

Tuy nhiên, trong 5 năm tới, Việt Nam cần đầu tư khoảng 1,5 - 2,5 tỷ USD vào công nghệ. Việt Nam hiện đang đi đúng hướng để đạt được tham vọng 5G, nhưng con đường phía trước có vô số trở ngại về mặt công nghệ, an ninh quốc gia và quản trị. Một số khó khăn được dự đoán gồm chi phí thiết bị và dịch vụ cao, giới hạn lựa chọn thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G và phạm vi phủ sóng mạng hẹp.

d44886bd-e35d-434e-92e8-cdb72f8badab_169_0.jpeg

Việt Nam đã thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G từ tháng 5/2019.

Các nhà mạng lớn tại Việt Nam cho biết mức giá của các gói cước 5G sau khi thương mại hóa về cơ bản sẽ tương tự 4G, nhưng có tốc độ vượt trội. Lời khẳng định của đại diện nhà mạng có thể sẽ khiến nhiều người bất ngờ, vì trước đây ai cũng nghĩ rằng một công nghệ tân tiến, mang hơi hướng tương lai như 5G, sẽ có giá cước thương mại rất đắt đỏ.

Theo như những thử nghiệm gần đây tại Việt Nam, mạng 5G đang cho thấy sức mạnh và tốc độ truy cập ấn tượng, không thua kém gì các quốc gia phát triển trên thế giới. Cụ thể, dựa trên phần mềm Speedtest, sóng 5G của Viettel, VinaPhone, MobiFone tại các khu vực phát sóng thử nghiệm đều đạt cao nhất từ 1-1,5 Gbps. Tốc độ này cao trung bình gấp 10 lần mạng 4G, và có độ trễ thấp hơn rõ rệt.

Thục Anh (TH)