Cuộc chạy đua trong các phòng thí nghiệm khắp thế giới

Thế giới - Ngày đăng : 15:37, 02/04/2020

Đại dịch Covid-19 cướp đi hàng nghìn sinh mạng mỗi ngày và khiến ngành y tế của nhiều nước trên thế giới rơi vào tình trạng quá tải khiến các nhà khoa học ngày đêm gấp rút tìm kiếm một loại vắc-xin mới.

Vào giữa tháng 1, các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc đã công bố trình tự gen của virus SARS-Cov-2, bắn phát súng khởi đầu cho hàng chục phòng thí nghiệm nghiên cứu trên khắp thế giới trong cuộc đua tìm kiếm thuốc điều trị hiệu quả cho căn bệnh mà loại virus này gây ra.

Tìm kiếm vắc-xin dựa trên kỹ thuật mới

Phương pháp truyền thống để phát triển vắc-xin, dựa trên các nguyên tắc bắt nguồn từ vắc-xin bệnh đậu mùa năm 1796, là sửa đổi một phần của tác nhân gây truyền nhiễm để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể mà không gây hại. Nhưng hiện nay đã có một kỹ thuật mới có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch này theo một cách khác, bằng cách kết hợp một chuỗi vật liệu di truyền của virus.

Cuộc chạy đua trong các phòng thí nghiệm khắp thế giới

Hàng chục hãng dược phẩm và phòng thí nghiệm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để phát triển một loại vắc-xin.

Chỉ sau vài tuần kể từ khi các nhà nghiên cứu Trung Quốc công bố bộ gen của virus, một nhóm nghiên cứu tại Viện Đại học Texas Austin đã có thể tạo ra một mô hình sao chép protein tăng đột biến của virus này - bộ phận gắn vào tế bào người và gây ra sự lây nhiễm - bằng việc sử dụng chất gây lạnh để làm mát kính hiển vi điện tử. Bản sao này hiện là cơ sở cho một loại vắc-xin đang được phát triển. NIH đang hợp tác với Moderna - một công ty mới thành lập năm 2010 - để phát triển một loại vắc-xin sử dụng đặc điểm di truyền của protein để phát triển sự miễn dịch bên trong mô cơ của con người, thay vì phải tiêm vào. Đặc điểm này được lưu trữ trong một chất trung gian tạm thời gọi là " thông tin RNA" mang mã di truyền từ DNA đến các tế bào. "Ưu điểm là nó thực sự nhanh," Jason McLellan, lãnh đạo Viện đại học Texas Austin, cho biết.

Các thử nghiệm vắc-xin trên con người đã bắt đầu trong tháng này và nếu tất cả đúng theo kế hoạch, vắc-xin có thể được sử dụng rộng rãi trong khoảng một năm rưỡi nữa, NIH cho biết.

Vắc-xin cũ, mục đích mới

Trong khi đó, nhà sản xuất thuốc Sanofi của Pháp đang sử dụng một phương pháp di truyền khác. Sanofi đang hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ để sử dụng cái gọi là "nền tảng DNA tái tổ hợp" để tạo ra một “ứng cử viên” vắc-xin khác. Các nhà nghiên cứu lấy DNA của virus này và kết hợp nó với DNA từ một loại virus vô hại, tạo ra một con “virus mới” có thể tạo ra phản ứng miễn dịch. Các kháng nguyên mà nó tạo ra sau đó có thể được nhân rộng.

Công nghệ này từng là nền tảng của vắc-xin cúm mà Sanofi từng phát triển và công ty cho biết nó cũng được sử dụng để phát triển vắc-xin SARS đã được đưa vào sử dụng để bảo vệ một số động vật.

Một dự án được CEPI hậu thuẫn - hợp tác với Viện Pasteur của Pháp, công ty công nghệ sinh học Themis và Đại học Pittsburgh - sử dụng vắc-xin sởi làm phương tiện phát triển vắc-xin corona. Các nhà nghiên cứu sẽ lấy một loại vắc-xin đã được sản xuất rộng rãi trên toàn thế giới và “thiết kế” lại nó để tạo ra kháng thể với virus corona mới.

Trong khi đó, các nhà khoa học Úc đang thực hiện một cách tiếp cận thậm chí trực tiếp hơn. Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch ở Melbourne đang theo dõi kết quả thử nghiệm vắc-xin BCG trên quy mô lớn của con người, được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua để ngăn ngừa bệnh lao, xem liệu nó có thể bảo vệ nhân viên y tế khỏi COVID-19 hay không.

 

 

Trâm Anh (theo AFP/Reuters)