Italia “băn khoăn” về lệnh phong tỏa

Thế giới - Ngày đăng : 14:55, 01/04/2020

Các nhà quản lý y tế Italia nói rằng việc giảm tốc độ trong các trường hợp nhiễm mới người nhiễm virus corona không có nghĩa là cuộc khủng hoảng đã gần kết thúc.

Các quan chức y tế Italia cảnh báo hôm thứ ba rằng còn quá sớm để xem xét dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Các nhà quản lý y tế Italia nói rằng việc giảm tốc độ trong các trường hợp nhiễm mới người nhiễm virus corona không có nghĩa là cuộc khủng hoảng đã gần kết thúc.

Italia “băn khoăn” về lệnh phong tỏa

Một công nhân vệ sinh quảng trường Duomo ngày 31 tháng 3 năm 2020.

Chính phủ Italia hôm thứ Hai đã tuyên bố rằng lệnh kiềm chế các hoạt động kinh doanh và hoạt động tập thể được đưa ra áp dụng trên toàn quốc từ ngày 9 tháng 3 sẽ vẫn tiếp tục duy trì cho đến ít nhất là ngày lễ Phục sinh vào giữa tháng Tư.

Các chính trị gia lo ngại sẽ khó có thể giữ người dân ở lại trong nhà sau ngày đó, đặc biệt là khi các bản tin y tế hàng ngày bắt đầu có những thông tin về tình dịch bệnh được cải thiện ở nước này.

“Hôm nay, các nguồn tin chính thức cho rằng có lẽ chúng ta có thể dỡ lệnh phong tỏa sau lễ Phục sinh... Tôi nghĩ rằng rất không thực tế khi nghĩ rằng cơn ác mộng này sẽ chấm dứt ngay sau đó”, Guido Marinoni, người đứng đầu hiệp hội bác sĩ ở Bergamo - thành phố phía Bắc tại tâm chấn của dịch bệnh Italia - cho biết.

“Nếu chúng ta để các hoạt động quay lại bình thường quá sớm, đại dịch sẽ quay trở lại ngay lập tức. Điều này sẽ gây ra thiệt hại tàn khốc hơn, không chỉ cho người dân mà còn cho toàn bộ nền kinh tế”, ông nói với một nhóm phóng viên nước ngoài.

Sau nhiều ngày tăng mạnh, tuần này Italia đã có sự giảm tốc độ về số liệu các ca nhiễm mới, với 4.053 ca nhiễm mới của ngày 31/3 - thấp hơn khoảng 1.200 so với tốc độ hàng ngày được ghi nhận một tuần trước. Số ca tử vong vẫn ở mức hơn 800 mỗi ngày.

“Những sự hy sinh và nỗ lực mà chúng tôi đã làm đang bắt đầu mang lại kết quả”, Giulio Gallera, quan chức y tế hàng đầu ở khu vực phía Bắc của Bologna, nói với các phóng viên. Ông cho rằng Italia có thể sẽ nới lỏng lệnh phong tỏa dần dần sau ngày 15 tháng Tư.

Trong một nỗ lực để làm cho việc phong tỏa đất nước trở nên dễ chịu hơn đối với các gia đình, chính phủ hôm thứ Ba cho biết rằng cha mẹ sẽ được phép đưa con ra ngoài đi dạo trong khu phố, mặc dù các công viên sẽ vẫn đóng cửa.

Italia là quốc gia phương Tây đầu tiên đưa ra các hạn chế về đi lại sau khi phát hiện ra dịch bệnh gần sáu tuần trước. Nước này đã cấm tất cả các hoạt động xã hội, đóng cửa toàn bộ nhà hàng và hầu hết các cửa hàng, trường học và trường đại học.

Nền kinh tế vốn mong manh của Italia dự kiến ​​sẽ rơi vào suy thoái mạnh mẽ bởi Covid-19. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo tỷ lệ suy thoái là 11,6%. Điều này đang gây áp lực rất lớn cho chính phủ để đưa doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Bộ trưởng Công nghiệp Stefano Patuanelli hôm qua cho biết rằng những hạn chế trong công việc có thể sẽ được dỡ bỏ trên cơ sở từng ngành, thay vì trên cơ sở địa lý.

Những lĩnh vực khác sẽ được mở lại theo từng giai đoạn, khi sự an toàn của mọi người có thể được đảm bảo. “Hôm nay vẫn còn quá sớm để đưa ra một mốc thời gian cụ thể. Tôi nghĩ rằng sẽ mất thêm vài tuần nữa trước khi chúng tôi quyết định được điều gì”, Bộ trưởng Công nghiệp Stefano Patuanelli cho biết trong buổi phỏng vấn với đài Radio 24.

Giám đốc Viện sức khỏe quốc gia ISS Silvio Brusaferro, nói rằng điều quan trọng là phải giảm tỷ lệ lây nhiễm - số người bị lây từ mỗi người mắc bệnh Covid-19.

Khi bắt đầu dịch bệnh, con số này là 4 người ở Bologna. Bây giờ nó đã giảm xuống còn khoảng 1 người. Tỉ lệ lý tưởng nhất là 0, nhưng để đạt đến số 0 sẽ khá khó khăn cho đến khi chúng ta có tiêm vắc-xin. Trong khi đó, Ý cần phải đạt mức 0,5, hoặc thấp hơn để có thể chấm dứt đại dịch ở nước này.

Tuy nhiên, có thể mất vài tuần để đạt đến điểm đó, khiến chính phủ khó có thể cho phép mở lại các quán bar, quán cà phê, rạp chiếu phim và nhà hát nơi mà sự “giãn cách xã hội” rất khó được kiểm soát.

“Chúng tôi phải tránh bất kỳ biện pháp nào số các trường hợp nhiễm mới tăng trở lại”, ông Brusaferro cho biết. Ông nói thêm rằng Italia đang ở trong tình thế khó khăn vì đây là quốc gia phương Tây đầu tiên bị virus tấn công nên cũng là quốc gia đi đầu cho các nước khác làm theo.

Chưa từng có những việc như thế này xảy ra ở Italia. Chúng tôi đang xem xét các kịch bản chưa từng được thực hiện trước đây bởi các quốc gia khác giống Italia, trong khi các quốc gia khác đang xem chúng tôi như một thí điểm.

Trâm Anh (theo AFP/Reuters)