Thẩm phán Tòa án Tối cao ủng hộ ông Trump hủy bỏ chính sách bảo vệ người nhập cư

Thế giới - Ngày đăng : 14:01, 13/11/2019

5 trên 9 thẩm phán theo chủ nghĩa bảo thủ trong Tòa án Tối cao Mỹ đã ngỏ ý ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump về việc chấm dứt một chương trình bảo vệ “những kẻ mộng mơ”.

Các tranh luận của chính quyền nhằm thay đổi phán quyết của tòa án cấp thấp ở California, New York và Quận Columbia về việc chấm dứt chương trình bảo vệ hàng trăm nghìn người nhập cư ở Mỹ tại Tòa Tối cao hôm thứ Ba thể hiện rõ sự khác biệt về tư tưởng chính trị.

Thẩm phán Tòa án Tối cao ủng hộ ông Trump hủy bỏ chính sách bảo vệ người nhập cư

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi và lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer dẫn đầu một cuộc tuần hành mang tính biểu tượng thể hiện sự ủng hộ đối với những người nhập cư thuộc diện DACA ngày 12 tháng 11 năm 2019

Tòa cấp thấp hơn cho rằng ông Trump đã không cung cấp đủ lý do xác đáng để chấm dứt chương trình mang tên Trì hoãn hành động đối với người nhập cư là trẻ em (DACA).<_o3a_p>

Lần này, 5 trên 9 thẩm phán theo chủ nghĩa bảo thủ, bao gồm hai thẩm phán do ông Trump đề bạt - Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh - đã ngỏ ý ủng hộ tổng thống. <_o3a_p>

Các thẩm phán theo khuynh hướng tự do, cấp tiến lập luận rằng rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang dựa chính sách dành cho những người nhập cư này và chính quyền chưa tính đến điều đó. Nhưng những lập luận đó chưa cung cấp đủ lý do để thay đổi chính sách.<_o3a_p>

Năm 2017, Tổng thống Trump tỏ ý muốn chấm dứt một chương trình DACA - là chính sách dưới thời ông Barack Obama nhằm bảo vệ khoảng 660.000 người nhập cư đa phần là thanh niên gốc Mỹ Latin khỏi bị trục xuất.<_o3a_p>

DACA là chương trình do Tổng thống Obama đề ra từ năm 2012 cho phép cấp giấy tờ làm việc cho những người nhập cư, hay thường được gọi là “những kẻ mộng mơ”, nhưng không cho họ con đường để trở thành công dân Mỹ.<_o3a_p>

Ông Obama từng lập luận rằng những người đang được bảo vệ theo diện DACA đã lớn lên từ nhỏ ở Mỹ, được cha mẹ đưa đến Mỹ khi còn rất nhỏ, và không biết gì về quê hương của cha mẹ.<_o3a_p>

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Trump lập luận rằng ông Obama đã vượt quá quyền hạn theo Hiến pháp, lập chương trình DACA mà không thông qua Quốc hội.<_o3a_p>

Các thẩm phán bảo thủ cũng đặt dấu hỏi liệu các tòa án cấp thấp có thẩm quyền kiểm tra các sắc lệnh của Tổng thống Trump hay không. <_o3a_p>

Ông Trump là người luôn ưu tiên những chính sách nhập cư cứng rắn như đàn áp những người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp và theo đuổi việc xây dựng một bức tường dọc biên giới Mỹ-Mexico.<_o3a_p>

Những người đâm đơn kiện để ngăn chặn hành động của Tổng thống Trump tập trung phần lớn ở các tiểu bang như California và New York là những người hiện đang được bảo vệ bởi chương trình và các nhóm dân quyền.<_o3a_p>

Chánh án bảo thủ John Roberts là người đang giữ lá phiếu then chốt trong việc quyết định phán quyết nào cho vụ kiện.<_o3a_p>

Tòa án Tối cao năm ngoái đã trao cho Tổng thống Trump một chiến thắng lớn về chính sách nhập cư khi tuyên bố rằng luật cấm du lịch của ông đã ngăn chặn người dân từ một số quốc gia đa số Hồi giáo vào Hoa Kỳ. Tòa án cho rằng tổng thống có toàn quyền quyết định chính sách đó.<_o3a_p>

Trump đã nhiều lần đưa ra những thông điệp trái chiều về những “người mơ mộng”. <_o3a_p>

Năm 2017, ông Trump nói rằng ông có “một tình yêu tuyệt vời” với họ ngay cả khi đang tìm cách chấm dứt chương trình bảo vệ họ khỏi bị trục xuất. <_o3a_p>

Hôm thứ ba, trên Twitter, ông Trump đã gọi “những kẻ mộng mơ”.<_o3a_p>

Hôm qua (12/11), hàng trăm người đã mang theo các khẩu hiệu tập trung bên ngoài tòa án để cầu nguyện và đánh trống ủng hộ cho DACA.<_o3a_p>

Trâm Anh (theo Reuters)