Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực hình thành mà không có Ấn Độ sẽ ra sao?
Thế giới - Ngày đăng : 15:31, 07/11/2019
Các đại biểu bắt tay chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản tại Bangkok, Thái Lan, ngày 4 tháng 11 năm 2019.
Các nước đã đặt mục tiêu ký hiệp ước vào năm tới để bắt đầu giải phóng thương mại giữa các thành viên bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên và Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand.
RCEP sẽ có những nội dung gì? Chi tiết chính xác vẫn chưa được công bố, nhưng chắc chắn sẽ có thỏa thuận giảm dần thuế quan trên nhiều lĩnh vực.
Những người ủng hộ nói rằng điều quan trọng là hiệp ước sẽ cho phép các công ty xuất khẩu cùng một sản phẩm ở bất cứ đâu trong khối mà không phải đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của mỗi quốc gia.
Đối với một nhà sản xuất hàng hóa thì điều này có giá trị rất lớn. Nó khuyến khích các công ty xây dựng chuỗi cung ứng trong khu vực ngay cả khi họ xuất khẩu ra bên ngoài.
Thỏa thuận cũng liên quan đến các dịch vụ và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
RCEP không được coi là một thỏa thuận thương mại chất lượng cao như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giữa 11 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, bởi vì nó không bao gồm hoặc hài hòa nhiều lĩnh vực.
Thuế quan được thỏa thuận giữa các quốc gia chứ không phải trên bảng chung. Đối với một số quốc gia, các vấn đề nhạy cảm như nông nghiệp sẽ không được chạm tới. Nó thiếu các quy định để tự do hóa các doanh nghiệp nhà nước hoặc bảo vệ người lao động và môi trường.
Ngay cả khi đã ký, việc thực hiện sẽ mất vài tháng để bắt đầu và nhiều năm để hoàn thành. Sự phức tạp làm cho tính toán chính xác khó khăn, các nhà kinh tế nói.
15 quốc gia tham gia chiếm gần một phần ba dân số thế giới. Trong khi việc ra đi của Ấn Độ làm giảm giá trị của hiệp ước, thì việc đó cũng loại bỏ trở ngại lớn nhất cho việc hoàn thiện hiệp ước, bởi Thủ tướng Narendra Modi đã kiên quyết từ chối các điều khoản mà các thành viên khác đồng ý.
Mối quan tâm lớn nhất của Ấn Độ là một làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc và các nơi khác. Đối với các quốc gia khác, mất Ấn Độ có nghĩa là họ sẽ không tiếp cận được một thị trường nổi tiếng là khó vào, nhưng họ cũng không thể bao gồm Ấn Độ dễ dàng trong chuỗi cung ứng.
Những người ủng hộ thỏa thuận này cho rằng Ấn Độ sẽ mất đầu tư trong khi người tiêu dùng sẽ trả nhiều hơn mức họ cần. Các nước Đông Nam Á cũng coi Ấn Độ là đối trọng với sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc. Việc không tham gia hiệp định cũng có thể coi là một cơ hội bị bỏ lỡ đối với Ấn Độ.
Thỏa thuận được ký kết - ngay cả khi không có Ấn Độ - sẽ là một sự thúc đẩy đối với các thỏa thuận thương mại đa phương được Tổng thống Mỹ Donald Trump ưa chuộng. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã tạo thêm động lực để RCEP - vốn tiến triển rất chậm chạp kể từ năm 2012 - được thúc đẩy nhanh.
Trung Quốc vốn là nguồn nhập khẩu và điểm đến xuất khẩu lớn nhất cho gần như tất cả các nước trong hiệp ước RCEP. Nhưng tại thời điểm mối quan tâm ngày càng tăng đối với sức mạnh của Trung Quốc, nước này khẳng định vị thế của mình là một đối tác kinh tế với Đông và Đông Nam Á. Hiệp ước cũng sẽ giúp định hình các quy tắc thương mại trong khu vực.