Các nhà hoạt động chống Brexit tuần hành trước Quốc hội
Thế giới - Ngày đăng : 06:36, 20/10/2019
Hàng ngàn người biểu tình đang kêu gọi trưng cầu dân ý lần thứ hai về tư cách thành viên EU của Anh
Những người biểu tình tập hợp gần Công viên Hyde ở trung tâm London trước khi diễu hành tới quảng trường quốc hội để kêu gọi trưng cầu dân ý về Brexit lần thứ hai, với hy vọng lật ngược kế hoạch Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
"Cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên đã khiến chúng ta nhảy lên một chuyến tàu không có đích đến", Douglas Hill, 35 tuổi, đến từ Oxford, miền Nam nước Anh nói. “Bây giờ chúng tôi đã có một đích đến, chúng tôi cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai."<_o3a_p>
Theodor Howe, một sinh viên 20 tuổi ở Dundee, miền Đông Scotland, thừa nhậnmột cuộc thăm dò ý kiến khác có thể gây chia rẽ nhưng khẳng định nó vẫn cần thiết. "Mọi người nên có tiếng nói đối với những gì sắp xảy ra", anh nói với phóng viên.<_o3a_p>
Tâm trạng đám đông rất phấn chấn khi nhận được tin rằng các nghị sĩ đã bỏ phiếu trì hoãn quyết định của họ về việc có chấp nhận thỏa thuận hay không, mặc dù Thủ tướng tuyên bố một lần nữa ông sẽ không đàm phán gia hạn sau ngày 31 tháng 10.
<_o3a_p>
Người biểu tình vui mừng khi nhận được tin các nghị sĩ đã bỏ phiếu trì hoãn quyết định của họ về việc có chấp nhận thỏa thuận ly hôn EU-UK
Các chính trị gia bao gồm John McDonnell, phát ngôn viên tài chính của Đảng Lao động đối lập, và Thị trưởng London Sadiq Khan, cũng tham gia vào đám đông biểu tình.<_o3a_p>
Các nhà tổ chức từ nhóm áp lực Bầu cử Nhân dân đã được đưa tới thủ đô của Anh trên 172 chiếc xe buýt với chi phí được chi trả bởi những người ủng hộ từ thể thao, kinh doanh và giải trí.<_o3a_p>
Cựu Thủ tướng John Major, một người bảo thủ và Tony Blair, thuộc Đảng Lao động, xuất hiện trong một đoạn video được phát trước đám đông ở Quảng trường Quốc hội.
<_o3a_p>
Một số người biểu tình ủng hộ Brexit cũng tập hợp tại Quảng trường Quốc hội
Khan là một trong số những người dẫn đầu đám đông khi họ tiến tới quốc hội, tổ chức vào thứ bảy đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Falklands năm 1982 khi Thủ tướng Anh cố gắng giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ.<_o3a_p>
Những người biểu tình đã mang theo một hình nộm mô tả Johnson là một con rối được điều hành bởi cố vấn trưởng của ông Dominic Cummings - một nhân vật gây chia rẽ, người chủ mưu trong chiến dịch thành công năm 2016 rời khỏi EU.<_o3a_p>
"Đây sẽ là cơ hội cuối cùng của chúng tôi để có tiếng nói ", Jane Golding, một luật sư làm việc tại Berlin, nói.<_o3a_p>
"Hầu hết người Anh ở nước ngoài đã không có tiếng nói trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua, hầu hết người châu Âu ở đây cũng không có. Điều đó là sai lầm và cần phải được xử lý. Hãy để chúng tôi được bỏ phiếu!"<_o3a_p>
Một cuộc phản kháng nhỏ hơn của những người ủng hộ Brexit treo cờ Anh cũng được tổ chức tại Westminster.<_o3a_p>
Những người biểu tình mang theo hình nộm miêu tả Thủ tướng Boris Johnson là một con rối được điều hành bởi cố vấn Dominic Cummings