Nhà lãnh đạo Hongkong khẳng định cô sẽ ở lại
Thế giới - Ngày đăng : 21:13, 03/09/2019
Đặc khu trưởng Hongkong Carrie Lam khẳng định cô sẽ ở lại với tư cách là người lãnh đạo, sau khi một bản ghi âm xuất hiện nói rằng cô sẽ từ chức nếu có thể
Hongkong đã phải chịu đựng ba tháng biểu tình đòi dân chủ, khởi phát bởi làn song phản đối đề nghị của Đặc khu trưởng Hongkong Carrie Lam nhằm thông qua luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục. Sau đó, các cuộc biểu tình đã phát triển thành một chiến dịch dân chủ rộng lớn hơn với các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát. Đây là phản ứng lớn nhất đối với sự cai trị Hongkong của Trung Quốc kể từ khi được Anh bàn giao Hongkong lại cho Trung Quốc từ năm 1997.
"Tôi đã tự nhủ nhiều lần trong ba tháng qua rằng tôi và nhóm của mình nên ở lại để giúp đỡ Hongkong", Lam nói trong một cuộc họp báo vào sáng thứ Ba. Lam cho biết cô "thậm chí không dự tính" thảo luận về việc từ chức với chính phủ Trung Quốc, điều này mang lại cho Hongkong một hình thức tự trị bị hạn chế nhưng cuối cùng lại phải chịu trách nhiệm về lãnh thổ.
Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã với hàng triệu người xuống đường trong gần ba tháng qua
Lam đã khẳng định điều này sau khi hãng tin Reuters phát hành bản ghi âm của cô nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tuần trước rằng cô muốn từ chức và chịu trách nhiệm về tình trạng bất ổn. Trong bản ghi âm, Trưởng đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) Carrie Lam nói rằng, bà sẽ từ chức nếu có thể vì đã gây ra “sự tàn phá không thể tha thứ” ở nơi này. “Việc trưởng đặc khu gây ra sự tàn phá lớn cho Hong Kong như vậy là không thể tha thứ được… Nếu tôi có một lựa chọn," cô nói, bằng tiếng Anh, "điều đầu tiên tôi làm là xin từ chức, đã đưa ra một lời xin lỗi sâu sắc." Lam nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rằng cô có quyền hạn "rất hạn chế" để giải quyết khủng hoảng vì nó đã trở thành vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia đối với Bắc Kinh. Bà Lam chia sẻ, “việc không thể đưa ra giải pháp chính trị để giảm căng thẳng là nỗi buồn lớn nhất của tôi”.
Cũng trong đoạn ghi âm bị rò rỉ này, bà Carrie Lam khẳng định rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng cho tình trạng bất ổn kéo dài, ngay cả khi điều này có thể có những ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế và ngành du lịch của Hongkong. Bà cho biết, Trung Quốc hoàn toàn không có kế hoạch triển khai quân đội tới Hongkong, bởi lẽ Bắc Kinh nhận thức rõ được những thiệt hại tiềm tàng đối với danh tiếng nếu đưa quân đội vào Hongkong để đối phó biểu tình. "Cái giá sẽ quá lớn. Họ quan tâm đến hình ảnh quốc tế của đất nước. Trung Quốc đã mất nhiều thời gian để xây dựng hình ảnh không chỉ là một nền kinh tế lớn mà còn là nền kinh tế lớn có trách nhiệm”, Trưởng đặc khu nói. “Do đó, từ bỏ phát triển tích cực không nằm trong chương trình nghị sự của họ”.
Trong một bức thư điện tử gửi cho kênh truyền hình CNN, văn phòng của bà Carrie Lam xác nhận rằng Trưởng đặc khu hành chính Hongkong đã “tham dự hai cuộc họp vào hồi tuần trước, trong đó bao gồm một cuộc họp kín với các doanh nhân”.
Tuy nhiên, trong cuộc họp sáng nay, Lam mô tả việc rò rỉ bản ghi âm là "không thể chấp nhận được" và bác bỏ cáo buộc rằng chính phủ của cô đã dàn xếp nó.
Nhân viên y tế tại một bệnh viện công ở Hongkong bày tỏ sự ủng hộ các cuộc biểu tình
Các cuộc biểu tình cuối tuần qua đã chứng kiến một số vụ bạo lực tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng, với những người biểu tình ném gạch và bom xăng vào cảnh sát, và cảnh sát đã trả bằng hơi cay, súng nước và dùi cui. Hơn 1.100 người đã bị bắt giữ kể từ tháng 6 khi tình trạng bất ổn bắt đầu, bao gồm một loạt các nhà lãnh đạo và chính trị gia dân chủ quan trọng vào cuối tuần trước.
Trung Quốc đã đối phó với cuộc khủng hoảng bằng cách cảnh báo rằng lực lượng an ninh của họ có thể can thiệp. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố các video cho thấy lực lượng an ninh đại lục được triển khai ngay bên kia biên giới.