Tàu vũ trụ mang robot dạng người đầu tiên của Nga đến trạm ISS thành công

Thế giới - Ngày đăng : 15:16, 27/08/2019

Ngày 27/8, một tàu vũ trụ không người lái mang robot hình người đầu tiên của Nga được đưa lên quỹ đạo đã cập cảng thành công tại Trạm vũ trụ quốc tế sau nỗ lực thất bại cuối tuần qua, cơ quan vũ trụ của Moscow cho biết.

Robot có kích thước người thật được đặt tên là Fedor sao chép các chuyển động của con người và có thể giúp các phi hành gia thực hiện các nhiệm vụ từ xa. Robot thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu về chuyến bay và tiến hành các hoạt động mô phỏng chỉ huy bay. "Liên lạc đã xác nhận việc cập cảng thành công", một nhà bình luận của NASA tuyên bố, trong khi một tuyên bố trên trang web của cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cũng cho biết tàu Soyuz MS-14 đã cập cảng thành công.

Tàu vũ trụ mang robot dạng người đầu tiên của Nga đến trạm ISS thành công

Robot Fedor sẽ ở lại Trạm vũ trụ quốc tế cho đến ngày 7/9, để hỗ trợ các phi hành gia ở đó

Trên kênh NASA TV, khi phát sóng về sự kiện này, nhà bình luận đã ca ngợi "cách tiếp cận hoàn hảo với ISS" của con tàu. "Lần thứ hai này là một cơ duyên... phi hành đoàn lên tới bảy người," anh nói, đề cập đến sáu người trên con tàu vũ trụ.

Tàu Soyuz thực hiện sứ mệnh không gian không người lái, vị trí chỉ huy tàu do một robot dạng người mang tên Skybot F-850 thực hiện. Chuyến bay đầu tiên của Skybot thực hiện từ sân bay vũ trụ Baikonur thuộc nước Cộng hòa Kazakhstan vào 11:38 pm. EDT (0338 GMT ngày 22.08). Truyền hình trực tiếp từ Space.com, với sự hỗ trợ của NASA. Soyuz là tàu vũ trụ vận tải và vận chuyển các phi hành gia vũ trụ lên trạm không gian quay quanh trái đất. Chuyến bay này có sứ mệnh thử nghiệm, kiểm tra cấp quốc tế về khả năng du hành an toàn của tàu Soyuz.

NASA trong một tuyên bố chính thức cho biết: "Bộ động cơ đẩy tăng áp của tên lửa đẩy Soyuz 2.1a được trang bị hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số mới, động cơ đẩy hành trình được nâng cấp, thay thế cho bộ tăng áp Soyuz FG đã sử dụng trong nhiều thập kỷ để đưa phi hành đoàn lên vũ trụ… Tàu vũ trụ Soyuz có hệ thống điều khiển mới, hệ thống dẫn đường được nâng cấp, hệ thống kiểm soát, giám sát trang thiết bị và điều hành trước đây được hiện đại hóa".

Theo kế hoạch, tàu vũ trụ Soyuz MS-14 sẽ đến Trạm vũ trụ Quốc tế vào đầu giờ sáng ngày 24/8/2019, mang theo 1.450 lbs (660 kg) hàng hóa cho các phi hành gia trên trạm. Tàu Soyuz sẽ kết nối với trạm không gian Quốc tế trong hai tuần, sau đó bay trở về trái đất ngày 6/9/2019. Tuy nhiên, nỗ lực tiếp cận Trạm không gian quốc tế của Soyuz MS-14 hôm thứ bảy đã thất bại.

Tàu vũ trụ mang robot dạng người đầu tiên của Nga đến trạm ISS thành công

Robot có kích thước người thật được đặt tên là Fedor, viết tắt của Final Experimental Demonstration Object Research (Nghiên cứu đối tượng trình diễn thử nghiệm cuối cùng)

Các tàu Soyuz thường được sử dụng trong các chuyến đi như vậy, nhưng lần này không có con người nào đi cùng để thử nghiệm hệ thống cứu hộ khẩn cấp mới. MS-14 lần này chở 670 kg hàng khô bao gồm "thiết bị khoa học và y tế, linh kiện cho hệ thống hỗ trợ sự sống, cũng như các thùng chứa thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm vệ sinh cá nhân cho các phi hành gia", Roscosmos nói.

Một nỗ lực cập cảng đã thất bại vào 24/8 đã làm tăng sự không chắc chắn trong tương lai của chương trình không gian của Nga, nơi đã chịu một số thất bại gần đây. Hôm 24/8, NASA đã nói rằng tàu Soyuz "không thể khóa mục tiêu tại Trạm". Các kỹ sư điều khiển chuyến bay này của Nga đã nói với phi hành đoàn ISS rằng có vẻ như vấn đề khiến việc tiếp cận trở nên khó khăn là ở Trạm chứ không phải là ở tàu vũ trụ Soyuz, NASA cho biết thêm.

Tháng 10 năm ngoái, một tên lửa Soyuz chở một người Mỹ và một người Nga đã phải hạ cánh khẩn cấp ngay sau khi cất cánh, là thất bại đầu tiên trong lịch sử các chuyến bay có người lái của Nga.

 

Tàu vũ trụ mang robot dạng người đầu tiên của Nga đến trạm ISS thành công

 

Robot có thể được vận hành bằng tay bởi các phi hành gia ISS và bắt chước chuyển động của họ

Theo cơ quan vũ trụ Nga, các robot như Fedor trong tương lai sẽ thực hiện các hoạt động nguy hiểm như đi bộ trong không gian. Fedor không phải là robot đầu tiên bay vào vũ trụ. Năm 2011, NASA đã gửi lên Robonaut 2, một hình người được phát triển bởi General Motors có mục đích tương tự là làm việc trong môi trường rủi ro cao. Robot này đã bay trở lại Trái đất vào năm 2018 sau khi gặp sự cố kỹ thuật. Vào năm 2013, Nhật Bản đã gửi một robot nhỏ tên là Kirobo cùng với chỉ huy không gian Nhật Bản đầu tiên của ISS. Được phát triển bởi Toyota, nó đã có thể thực hiện các cuộc hội thoại - mặc dù chỉ bằng tiếng Nhật.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã được đưa vào quỹ đạo, quay quanh Trái đất khoảng 28.000 km mỗi giờ (17.000 dặm một giờ) kể từ năm 1998.
 

Trâm Anh (theo AFP)