Kỷ niệm 50 năm bước chân của con người lên mặt trăng
Thế giới - Ngày đăng : 16:50, 20/07/2019
Ngày 20 tháng Bảy năm 1969, phi thuyền Apollo 11 đã đưa ba phi hành gia tới quỹ đạo Mặt trăng. Hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đã đặt chân lên mặt trăng, còn phi hành gia Michael Collins thì ở trên đơn vị chỉ huy bay vòng quanh mặt trăng.
Phi hành gia Buzz Aldrin trên Biển Yên bình của Mặt trăng
Năm mươi năm trước vào thứ bảy, các phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã trở thành những người đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên Mặt trăng, một sự kiện được phát trên truyền hình cho nửa tỷ người chứng kiến.
Mô-đun mặt trăng của họ, được đặt tên là "Đại bàng", đã chạm xuống bề mặt Mặt trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969. Hơn sáu giờ sau, lúc 0256 GMT, Armstrong đặt chân trái lên bề mặt mặt trăng, tuyên bố: "Đây là một bước nhỏ đối với con người nhưng là một bước nhảy vọt cho nhân loại".
Trong vài tuần qua, NASA đã tổ chức nhiều hoạt động đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày con người đặt chân lên Mặt trăng, với các cuộc triển lãm và sự kiện trên toàn quốc nhưng đáng chú ý nhất là sự kiện tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida và Trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston, Texas.
Chương trình "Apollo 50: Go for the Moon", kết hợp tác phẩm nghệ thuật lập bản đồ chiếu toàn chuyển động trên Đài tưởng niệm Washington và các cảnh quay lưu trữ để tái tạo lại nhiệm vụ lịch sử 50 năm về trước
Hôm nay, Phó Tổng thống Mike Pence có bài phát biểu từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, nơi Armstrong, Aldrin và Michael Collins cất cánh. Cả ba phi hành gia đều sinh năm 1930. Pence đã từng có bài phát biểu về ngành vũ trụ của Mỹ vào tháng 3. Trong bài phát biểu đó ông tuyên bố kế hoạch của Mỹ về thời gian sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng là trong bốn năm, từ 2028 đến 2024.
Collins, 88 tuổi, là cựu phi hành gia Apollo còn sống thường xuyên chia sẻ những hồi ức đẹp đẽ về nhiệm vụ Mặt trăng của mình. Phát biểu tại một sự kiện ở Washington hôm thứ Năm, ông nói rằng trong khi Mặt trăng được nhìn thấy rất gần, “chúng tôi lăn ra và nhìn vào (Mặt trăng), ồ, đó là một quả cầu tuyệt vời”. "Mặt trời ở đằng sau nó, vì vậy nó được chiếu sáng bởi một vành vàng tạo ra sự xuất hiện kỳ lạ nhất của các miệng hố với sự tương phản giữa màu trắng xóa và đen kịt." Trong khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin ở trên bề mặt Mặt trăng, cựu phi công chiến đấu Collins vẫn ở trên quỹ đạo mặt trăng nơi ông liên lạc mặt đất, cung cấp cho họ thông tin cập nhật về vị trí của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump tiếp đón các thành viên phi hành đoàn Apollo 11 Michael Collins (trái), Buzz Aldrin (phải) và gia đình của họ tại Nhà Trắng
Bằng cách đưa con người lên Mặt trăng, Mỹ đã giành được chiến thắng cuối cùng trong Cuộc đua không gian sau khi mất đi sự vượt trội ban đầu cho Liên Xô, quốc gia đầu tiên đưa một vệ tinh vào không gian và sau đó là đưa một người đàn ông vào vũ trụ. Tuy nhiên, chi tiêu cho việc đưa người lên Mặt trăng khá tốn kém - tương đương việc xây dựng Kênh đào Panama và Dự án Manhattan. Đó là một thành tựu vang dội không chỉ từ góc độ kỹ thuật mà còn về ngoại giao, khi hai siêu cường quốc cạnh tranh giành uy tín toàn cầu trong Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Trump đã khởi động lại cuộc đua chinh phục Mặt trăng – nhưng lần này là người phụ nữ đầu tiên - và hành trình trở về Hành tinh Đỏ (Sao Hỏa). Tuy nhiên, thời hạn mà Tổng thống đặt ra - lần lượt là 2024 và 2033 - có vẻ không thực tế và đã gây ra nhiễu loạn trong cơ cấu lãnh đạo tại NASA.