Liên hợp quốc công bố báo cáo về kỷ lục sản xuất cocaine
Thế giới - Ngày đăng : 16:33, 26/06/2019
Sản lượng cocaine toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2017, vượt 25% so với mức kỷ lục của năm trước đó, cơ quan tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc cho biết hôm thứ tư trong báo cáo thường niên, khi sản lượng cocaine tăng vọt ở Colombia sau xung đột.
Phần lớn các cơn khủng hoảng cocaine diễn ra ở châu Mỹ
Các băng đảng tội phạm mới phát triển đã thúc đẩy sản xuất tại đất nước được coi là nhà cung cấp cocaine hàng đầu thế giới, bất chấp những nỗ lực khiến các nông dân tránh xa việc trồng thuốc phiện sau thỏa thuận hòa bình với phiến quân FARC.
"Tất nhiên đó là một tin xấu. Những gì đang xảy ra ở Columbia thật đáng lo ngại", Angela Me, giám đốc nghiên cứu của Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) tại Vienna nói. Báo cáo cho biết kỷ lục mới này chủ yếu do sự gia tăng sản xuất cocaine ở Colombia, nơi sản xuất khoảng 70% lượng cocaine của thế giới. Báo cáo cho biết dựa trên các hệ thống giám sát quốc gia, trong giai đoạn 2007- 2017, sản lượng cocaine đã tăng 50%, và đạt mức kỷ lục 1.976 tấn vào năm 2017. Trong thời gian 10 năm đó, lượng cocaine thu giữ trên toàn thế giới đã tăng 74%.
Năm 2017, các nhà chức trách trên toàn cầu đã thu giữ được số lượng thuốc kỷ lục là 1.275 tấn, tăng 13% so với năm trước đó. "Điều này cho thấy các nỗ lực thực thi pháp luật đã trở nên hiệu quả hơn và sự tăng cường hợp tác quốc tế có thể giúp tăng tỷ lệ đánh chặn", báo cáo cho biết. Gần 90% các vụ bắt giữ là ở châu Mỹ, trong đó riêng Colombia đã chiếm 38% tổng số lượng cocain bị bắt giữ trên toàn cầu trong năm 2017.
Sản xuất cocaine ở một số khu vực trung tâm của Colombia đã giảm sau thỏa thuận hòa bình năm 2016 với Lực lượng vũ trang cách mạng của Colombia (FARC), khi nông dân được giúp đỡ các loại cây giống để trồng thay cho cây thuốc phiện. Nhưng, báo cáo cho biết điều đó lại khiến việc trồng thuốc phiện diễn ra nhiều hơn ở các khu vực khác của Columbia, với những cánh đồng mới cách xa các thành phố lớn và khiến các nhóm tội phạm chuyển vào hoạt động ở các khu vực trước đây do phiến quân kiểm soát.
Việc trồng cây thuốc phiện ngày càng nhiều ở Columbia
Cũng theo báo cáo, hạn hán ở Afghanistan đã giúp làm giảm 25% sản lượng cocaine - xuống còn 7.790 tấn - vào năm 2018. Một lý do nữa là việc sản xuất quá mức của những năm trước cũng có thể khiến giá giảm.
UNODC cũng đưa ra các ước tính của mình về việc có bao nhiêu người bị rối loạn do sử dụng ma túy và cần điều trị, sau khi họ tiến hành các cuộc khảo sát ở Ấn Độ và Nigeria. Trên toàn cầu, khoảng 35 triệu người đã bị ảnh hưởng vào năm 2017, tăng khoảng 4,5 triệu người so với ước tính trước đây, UNODC cho biết. "Rất nhiều người cần được điều trị hơn chúng ta nghĩ trước đây. Cứ 7 người thì 6 người không nhận được sự đối xử mà họ cần", Me nói.
Cuộc khủng hoảng opioid của Bắc Mỹ cũng đạt đến một tầm cao mới trong năm 2017 với hơn 47.000 ca tử vong do quá liều opioid tại Hoa Kỳ, báo cáo cho biết. Opioids là các chất tác động lên các thụ thể opioid để tạo ra các hiệu ứng giống morphin. Về mặt y học, chúng chủ yếu được sử dụng để giảm đau, bao gồm cả gây mê. UNODC ước tính rằng có 53,4 triệu người dùng opioid trên toàn thế giới trong năm 2017, tăng 56% so với ước tính năm 2016 do các cuộc khảo sát từ Ấn Độ và Nigeria.
Trong khi fentanyl và các chất tương tự của nó vẫn là vấn đề chính ở Bắc Mỹ, tramadol đang bao vây Tây, Trung và Bắc Phi. Fentanyl là loại opioid được sử dụng như thuốc giảm đau và cùng với các thuốc gây mê khác. Fentanyl cũng được tổng hợp bất hợp pháp và được sử dụng như một loại thuốc giải trí, thường trộn lẫn với heroin hoặc cocaine. Các tác dụng của thuốc khởi phát nhanh và hiệu ứng thường kéo dài ít hơn một hoặc hai giờ. Còn Tramadol, được bán dưới tên thương hiệu Ultram và các tên khác, là một loại thuốc giảm đau opioid được sử dụng để điều trị cơn đau vừa đến nặng vừa. Khi dùng qua đường uống trong một công thức giải phóng ngay lập tức, giảm đau thường bắt đầu trong vòng một giờ. Nó cũng có thể đưa vào cơ thể bằng cách tiêm.
Lượng cocaine bị thu giữ trong một vụ cũng đạt mức kỷ lục
Các vụ bắt giữ opioid toàn cầu đã tăng từ dưới 10 kg trong năm 2010 lên gần chín tấn vào năm 2013 và kỷ lục 125 tấn trong năm 2017.
Cần sa vẫn là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới với ước tính khoảng 188 triệu người sử dụng nó, báo cáo cho biết.