Sri Lanka: Tin tức giả mạo tràn lan bất chấp lệnh cấm
Thế giới - Ngày đăng : 13:50, 22/05/2019
Các chuyên gia đổ lỗi tình trạng này cho sự thiếu sót của Chính phủ trong việc ngăn chặn thông tin sai lệch.
Sri Lanka đấu tranh để ngăn chặn sự lan truyền của tin tức giả và thông tin sai lệch sau vụ tấn công nhà thờ hôm Phục sinh
Lệnh cấm 9 ngày đối với các nền tảng bao gồm Facebook, Twitter, YouTube, Instagram và WhatsApp đã được đưa ra sau các cuộc tấn công do Nhà nước Hồi giáo vào các nhà thờ và khách sạn vào ngày 21 tháng 4, đã giết chết 258 người và làm bị thương gần 500 người.
Nhiều người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như phương tiện liên lạc chính đã phải chuyển sang mạng riêng (VPN) hoặc mạng TOR để không bị bỏ qua đơn đặt hàng và giữ liên lạc với bạn bè và người thân.
Nhưng đối với những người khác, các công cụ này lại là một phương tiện để truyền bá những tin tức giả mạo và kích động giữa lức hòn đảo này đang phải đấu tranh để hàn gắn vết thương do một trong những cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử gây ra.
Sanjana Hattotuwa, người theo dõi tin tức giả mạo trên phương tiện truyền thông xã hội tại Trung tâm thay thế chính sách ở Colombo, cho biết lệnh cấm của chính phủ đã không ngăn được "sự tham gia, sản xuất, chia sẻ và thảo luận những thông tin không có thật trên Facebook" và rằng anh ta đã thấy sự gia tăng đáng kể những thông tin giả mạo.
AFP đã công bố gần chục thông tin không có thực bị báo cáo và gỡ khỏi Facebook và Twitter sau các cuộc tấn công hôm Phục sinh.
Một số người đã lấy lại những bức ảnh những quan tài và đám tang trong cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài hàng thập kỷ của Sri Lanka và nói rằng đó là nạn nhân của các vụ đánh bom.
Một video được đăng lên Facebook cho thấy cảnh sát bắt giữ một người đàn ông mặc đồ burqa (loại quần áo dài trùm kín mặt của Afganistan) và tuyên bố anh ta có liên quan đến bom. Tuy nhiên, thực chất video đó có từ năm 2018, và người đàn ông mặc burqa đó bị bắt vì đã tấn công con nợ của mình.
Một người khác đã sử dụng một bức ảnh cũ cách đây 5 năm từ Ấn Độ chụp một nhóm đàn ông mặc áo phông có chữ "ISIS", tên gọi khác của Nhà nước Hồi giáo, và tuyên bố rằng có một nhóm IS đang hoạt động ở phía đông Sri Lanka.
Một người dùng Twitter tự xưng là một lữ đoàn quân đội cấp cao của Sri Lanka đã sử dụng tài khoản này để buộc tội nước láng giềng Ấn Độ có liên quan đến các vụ tấn công. Tài khoản này sau đó đã bị Twitter gỡ xuống sau khi quân đội Sri Lanka gửi báo cáo.
Các nhà chức trách ở Sri Lanka – nơi vẫn còn sự phân biệt tôn giáo sau nhiều thập kỷ nội chiến - trước đó đã từng chặn Facebook vào tháng 3 năm 2018 sau khi một số Phật tử đăng các bài viết kích động gây ra một đám cháy khiến ba người chết và hàng trăm ngôi nhà và cửa hàng biến thành tro bụi.
Các nhà chức trách ở Sri Lanka đã từng cấm Facebook nhằm ngăn chặn những hành động kích động trên phương tiện truyền thông xã hội gây ra một vụ cháy vào tháng 3 năm 2018
Sự gia tăng của tin tức giả đã làm tăng thêm thế mạnh của truyền thông xã hội trong khu vực – điều mà vài năm trước đây chỉ được coi là một phương tiện để mở rộng tự do thông tin.
Tại Ấn Độ, các nhà chức trách cũng đã từng tạm thời đóng cửa các mạng di động hoặc chặn các ứng dụng truyền thông xã hội trong các cuộc bạo loạn. Các nhà phê bình cho rằng các phát ngôn thù hận qua Facebook là nguyên nhân chính trong việc tạo ra một cuộc đàn áp tàn bạo năm 2017 đối với người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Myanmar.
Kể từ sau vụ tấn công, chính quyền Sri Lanka đã áp đặt vài lệnh cấm có thời hạn khác lên phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm cả lệnh cấm vào đầu tháng này sau khi đám đông ở thị trấn phía tây bắc của Chilaw tấn công các doanh nghiệp thuộc sở hữu Hồi giáo sau khi chủ một cửa hàng Hồi giáo đăng một bài viết trên Facebook cá nhân.
Đối với những người không biết về lệnh cấm của chính phủ lại cảm thấy hoảng loạn. Một kỹ sư có trụ sở tại Sydney đã tuyệt vọng gọi cho em gái của mình ở Colombo ngay sau khi nghe về vụ nổ Phục sinh, nhưng không thể gọi được vì lệnh cấm. "Tôi liên tục gọi con bé trên WhatsApp, nhưng không có hồi âm. Chúng tôi đã quá quen với việc gọi WhatsApp, tôi đã quên số điện thoại cố định của em gái", anh nói.
May mắn thay, anh ta nói, anh ta đã gọi cho một người bạn ở Colombo, người đang sử dụng VPN để truy cập WhatsApp và được biết về lệnh cấm truyền thông xã hội và nhờ bạn giúp mình liên lạc được với em gái.