Chính biến Sudan: Lãnh đạo quân đội và phe biểu tình thống nhất 3 năm cho giai đoạn chuyển tiếp
Thế giới - Ngày đăng : 11:13, 15/05/2019
Người biểu tình Sudan chặn một trong những con đường chính của Khartoum, phố Nile, bằng những chiếc lốp xe bị đốt cháy khi họ tiếp tục chiến dịch đòi chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự
Các nhà lãnh đạo quân đội Sudan và các nhà lãnh đạo phản kháng đã đồng ý về giai đoạn chuyển tiếp ba năm để chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự hoàn thiện, ngay cả khi các cuộc đàm phán về một cơ quan cầm quyền mới vẫn còn dang dở.
Phong trào phản kháng đang yêu cầu một sự chuyển đổi lãnh đạo dân sự sau 30 năm cai trị độc đoán của tổng thống Omar al-Bashir đã bị phế truất, bởi các tướng lĩnh lật đổ ông vẫn đang giữ vai trò lãnh đạo.
Các cuộc nói chuyện giữa hai bên đã được nối lại vào đầu tuần sau khi bị gián đoạn bởi bạo lực khi những người biểu tình đã bị đàn áp bởi các tay súng không rõ danh tính tại một trụ sở quân sự ở Khartoum.
DFCF khẳng định Lực lượng Hỗ trợ Khẩn cấp bán quân sự đã sử dụng đạn thật khiến 1 cảnh sát và 3 người biểu tình thiệt mạng và quân đội nước này phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, Madani Abbas Madani, một nhân vật khác trong DFCF, lại cho rằng đây rõ ràng là hành động của các lực lượng chống cách mạng, vốn không hài lòng với tiến bộ của các cuộc đàm phán.
Một số người đã bị thương khi những phát súng được bắn vào một cuộc biểu tình ngồi bên ngoài khu liên hợp quân đội ở Khartoum
Hai bên đã tuyên bố vào sáng sớm ngày thứ Tư sau gần 12 giờ đàm phán rằng họ đã đạt được thỏa thuận về giai đoạn chuyển tiếp.
Tướng Yasser al-Atta, thành viên của TMC, cho biết thỏa thuận cuối cùng về chia sẻ quyền lực, trong đó có việc thành lập hội đồng chủ quyền - cơ quan lãnh đạo tiếp theo của Sudan - sẽ được ký với lãnh đạo phong trào biểu tình Liên minh vì tự do và thay đổi (DFCF) trong vòng 24 giờ.
"Chúng tôi đã đồng ý về một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài ba năm," Trung tướng Yasser al-Atta, một thành viên của hội đồng quân sự nói với các phóng viên.
Ông nhấn mạnh hai bên cam kết thỏa thuận sẽ đáp ứng được nguyện vọng của người dân trong vòng 24 giờ. "Chúng tôi thề với người dân của mình rằng thỏa thuận sẽ được hoàn thiện đầy đủ trong vòng 24 giờ theo cách đáp ứng nguyện vọng của mọi người," Atta nói.
Tướng al-Atta nhấn mạnh trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 3 năm này, 6 tháng đầu sẽ được dùng để ký kết các hiệp ước hòa bình với phiến quân tại các khu vực chiến sự của đất nước như Darfur, Blue Nile và South Kordofan. Trong giai đoạn chuyển tiếp, quốc hội sẽ bao gồm 300 thành viên, với 67% trong số này sẽ đến từ DFCF, số còn lại sẽ thuộc về các nhóm chính trị khác.
Mohamed Abdullah - một người biểu tình - nói với AFP rằng ông rất vui vì cách các cuộc đàm phán đã diễn ra cho đến nay. "Chúng tôi sẽ chờ kết quả cuộc hội đàm vào ngày mai, nhưng câu hỏi duy nhất của tôi là ‘Ai sẽ đảm bảo thỏa thuận này với hội đồng quân sự?'", ông nói khi đang cùng hàng ngàn người biểu tình tập trung bên ngoài khu quân sự ở Khartoum.
Người biểu tình Sudan tập trung tại phố Nile sau vụ xả súng khiến 4 người chết và nhiều người bị thương bên ngoài trụ sở quân đội ở Khartoum
Các nhà lãnh đạo phe phản kháng, từng không tin vào tàn dư của sự cai trị của Bashir và các dân quân đồng minh, đã thay đổi lập trường vào thứ Ba. "Chúng tôi đặt toàn bộ trách nhiệm lên Hội đồng quân sự chuyển tiếp về những gì đã xảy ra ngày hôm qua bởi họ có trực tiếp của họ trong việc bảo vệ công dân", Mohamed Naji al-Assam - một nhân vật chính của DFCF - nói với các phóng viên.
Ngày 11/4 vừa qua, quân đội Sudan đã đảo chính lật đổ Tổng thống al-Bashir sau làn sóng biểu tình phản đối chính phủ. Tiếp đó, quân đội đã thành lập TMC điều hành đất nước trong giai đoạn chờ thành lập và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự và nói rằng giai đoạn này dự kiến kéo dài tối đa 2 năm. Tuy nhiên, phe đối lập vẫn tiếp tục biểu tìm đòi tiến hành chuyển giao ngay quyền lực cho chính quyền dân sự.
Ngày 24/4, TMC và lực lượng đối lập tại Sudan đã nhất trí thành lập một ủy ban giải quyết các bất đồng trong bối cảnh leo thang căng thẳng liên quan thời hạn chuyển tiếp sang chính quyền dân sự.
Một phụ nữ Sudan khoác cờ quốc gia tham gia biểu tình bên ngoài trụ sở quân đội ở thủ đô Khartoum