Dịch sởi toàn cầu bùng phát vì phong trào chống tiêm chủng
Thế giới - Ngày đăng : 16:38, 25/04/2019
Sự gia tăng người nhiễm sởi diễn ra trong bối cảnh gia tăng phong trào toàn cầu chống lại viêc tiêm chủng, với ước tính 169 triệu trẻ em đã bỏ lỡ liều vắc-xin sởi đầu tiên trong giai đoạn 2010-2017, theo báo cáo của UNICEF.
Cơ quan y tế Hoa Kỳ cho biết một yếu tố quan trọng góp phần vào sự bùng phát bệnh sởi ở New York là thông tin sai lệch trong cộng đồng về sự an toàn của vắc-xin
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho biết Hoa Kỳ đứng đầu danh sách các quốc gia có thu nhập cao có số trẻ em chưa được tiêm chủng lần đầu, với hơn 2,5 triệu trẻ.
Theo sau là Pháp và Anh, với hơn 600.000 và 500.000 trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng tương ứng trong cùng thời kỳ.
Số liệu mới về số ca mắc sởi ở Mỹ được chính quyền xác nhận đã vượt qua mức cao nhất trước đó là 667 ca mắc sởi vào năm 2014.
Sự hồi sinh của căn bệnh đã từng được loại trừ và rất dễ lây lan có liên quan đến phong trào chống vacxin đang gia tăng ở các quốc gia giàu có, mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu.
Hiện tượng chống vaxcin đang lan tràn trên khắp các nước phương Tây nhưng đặc biệt mạnh mẽ ở Mỹ, nơi nó được thúc đẩy bởi những thong tin về y tế không có căn cứ đang lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội.
"Số lượng ca nhiễm bệnh cao trong năm 2019 chủ yếu là kết quả của một vài vụ dịch lớn - một ở bang Washington và hai vụ dịch lớn ở New York bắt đầu vào cuối năm 2018", Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết trong một tuyên bố.
Những người bị nhiễm virus từ Israel và Ukraine đã mang nó đến Hoa Kỳ và truyền sang các thành viên trong cộng đồng quanh họ, nhiều người trong số họ chưa được tiêm phòng.
"Một yếu tố quan trọng góp phần vào sự bùng phát ở New York là thông tin sai lệch trong cộng đồng về sự an toàn của vacxin sởi-quai bị-rubella", CDC nói.
Trong một tuyên bố mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar cho biết "vắc-xin sởi là một trong những sản phẩm y tế được nghiên cứu rộng rãi nhất mà chúng tôi có, và sự an toàn của chúng đã được thiết lập vững chắc trong nhiều năm."
Ông nói thêm rằng vào tuần tới, trong Tuần lễ Chủng ngừa Trẻ sơ sinh Quốc gia, Bộ Y tế sẽ thực hiện "một chiến dịch toàn diện để củng cố thông điệp rằng vacxin là an toàn và hiệu quả."
Ảnh hưởng của bệnh sởi lên cơ thể con người
Ở New York, một cộng đồng Do Thái chính thống ở Brooklyn đã bị ảnh hưởng nặng nề do bị lây nhiễm bởi du khách từ Israel, nơi một trận dịch bắt đầu từ một năm trước.
Đầu tháng này, thị trưởng New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại các khu vực của Brooklyn, yêu cầu tất cả cư dân cần phải được tiêm phòng để chống lại bệnh sởi.
Quận Rockland của New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tương tự vào tháng 3.
Hạt Clark của tiểu bang Washington đã chứng kiến sự bùng phát tập trung trong cộng đồng nói tiếng Nga. Sau khi một đứa trẻ mang virus từ Ukraine trở lại vào tháng 12, nó đã lây lan sang 74 người khác, chủ yếu là trẻ em, thông qua các trường học, siêu thị và một sân chơi bowling.
Washington đã tuyên bố vào tháng 1 tình trạng khẩn cấp về sự bùng phát của loại bệnh lây nhiễm do virus bay trong không khí gây sốt, ho và phát ban có thể gây tử vong trong những trường hợp đặc biệt.
Tại New York, một cộng đồng Do Thái Chính thống ở Brooklyn đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch sởi
Theo Liên hợp quốc, trên toàn thế giới, các trường hợp mắc sởi đã tăng 300 phần trăm trong 3 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái.
Để bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh này cần tiêm đủ 2 liều vacxin, nhưng tỷ lệ toàn cầu của liều đầu tiên được báo cáo ở mức 85% trong năm 2017, giảm xuống còn 67% cho liều thứ hai. WHO khuyến nghị 95% cho cái gọi là "miễn dịch cộng đồng".
Hàng chục ngàn trường hợp đã được báo cáo ở Châu Phi và Châu Âu. Chỉ riêng Ukraine đã có hơn 30.000 trường hợp và 11 người đã chết vì bệnh sởi kể từ tháng 1.
UNICEF cho biết, ước tính 110.000 người, hầu hết là trẻ em, đã chết vì bệnh sởi năm 2017, tăng 22% so với năm trước.
Tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, phạm vi bảo vệ bị giảm xuống do hệ thống y tế kém và trong một số trường hợp sợ hãi hoặc hoài nghi về tiêm chủng.
Trong số những nước này, Nigeria có số trẻ em chưa được tiêm chủng cao nhất dưới một tuổi, với gần 4 triệu, tiếp theo là Ấn Độ (2,9 triệu), Pakistan và Indonesia (1,2 triệu mỗi trẻ) và Ethiopia (1,1 triệu).
"Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được này, chúng ta cần tiêm vacxin cho mọi trẻ em, ở các nước giàu và nghèo như nhau", Giám đốc điều hành của UNICEF, ông Henrietta Fore nói trong một tuyên bố.