Bức ảnh một đứa trẻ đứng khóc tại biên giới Hoa Kỳ đoạt giải Ảnh Báo chí thế giới

Thế giới - Ngày đăng : 13:53, 12/04/2019

Hôm qua, hình ảnh ám ảnh của một cô bé bất lực đứng khóc khi cô và mẹ mình bị các quan chức giữ lại tại biên giới Hoa Kỳ của nhiếp ảnh gia John Moore chụp hồi tháng 6/2018 tại biên giới Mỹ-Mexico, đã giành giải thưởng Ảnh báo chí thế giới uy tín.

Bức ảnh một đứa trẻ đứng khóc tại biên giới Hoa Kỳ đoạt giải Ảnh Báo chí thế giới

"Tôi có thể nhìn thấy nỗi sợ hãi trên khuôn mặt của họ, trong mắt họ", Moore nói về những người di cư bị các quan chức biên giới Hoa Kỳ chặn lại

 

Hội đồng chấm giải cho biết bức ảnh của John Moore, nhiếp ảnh gia kỳ cựu của Getty được chụp sau khi hai mẹ con người Jamaica là Sandra Sanchez và con gái Yanela vượt biên trái phép vào biên giới Mỹ-Mexico năm ngoái miêu tả rõ rệt "một loại bạo lực khác là bảo lực tâm lý".

Bức ảnh về đứa trẻ đang khóc lóc được công bố trên toàn thế giới và gây ra sự phản đối công khai về chính sách gây tranh cãi của Washington nhằm tách hàng ngàn người di cư với con cái của họ.

Các quan chức Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ sau đó cho biết Yanela và mẹ cô bé không nằm trong số những người bị chia tách, nhưng Tổng thống Donald Trump vẫn phải nhận sự giận giữ từ công chúng vì chính sách chống người di cư, trong đó có việc chia tách trẻ em nhập cư với bố mẹ vào tháng 6/2018.

Moore kể rằng bức ảnh này được chụp trong một đêm không trăng tháng 6 năm ngoái khi anh đang chụp ảnh các lính Biên phòng Hoa Kỳ ở Thung lũng Rio Grande vào thì gặp một nhóm người cố gắng vượt biên.

"Tôi có thể nhìn thấy nỗi sợ hãi trên khuôn mặt của họ, trong mắt họ", Moore nói với đài phát thanh công cộng quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ trong một cuộc phỏng vấn ngay sau đó.

Khi các quan chức bắt giữ và lấy tên của họ, Moore nói rằng anh ta phát hiện ra Sandra Sanchez và cô bé còn đang ở tuổi chập chững đi bắt đầu khóc lóc khi mẹ cô đặt cô xuống để nhân viên khám xét người.

"Tôi đã vội quỳ xuống trên một đầu gối bởi khoảnh khắc đó chỉ diễn ra trong ít phút", Moore nói.
Moor là phóng viên ảnh kỷ cựu của Getty Images với kinh nghiệm hơn 10 năm làm về vấn đề nhập cư và biên giới Mexico-Mỹ .

Tại lễ trao giải ở Amsterdam, Moore nói với AFP: "Tôi muốn kể một câu chuyện khác".

"Đối với tôi đó là một cơ hội để thể hiện một quan điểm về con người thường chỉ liên quan đến thống kê dân số", nhiếp ảnh gia 51 tuổi nói.

"Tôi nghĩ rằng một vấn đề như thế này, vấn đề nhập cư, gây tiếng vang không chỉ ở Hoa Kỳ, mà trên toàn thế giới," Moore cũng nói với hàng trăm khách mời tại lễ trao giải.

Vấn đề nhạy cảm của nhập cư đã được nhấn mạnh hơn nữa tại giải thưởng hôm thứ Năm. Hội đồng chấm giải đã chọn những hình ảnh của nhiếp ảnh gia người Hà Lan - Thụy Điển, Pieter Ten Hoopen về đoàn lữ hành di cư hàng loạt năm 2018 tới biên giới Hoa Kỳ đoạt giải "World Press Photo Story of the Year Award" (chùm ảnh phóng sự của năm).

Những bức ảnh mà Ten Hoopen chụp các gia đình với trẻ em khi họ di cư từ Honduras vào giữa tháng 10 tới biên giới Hoa Kỳ đã "cho thấy ý thức cao về phẩm giá", một trong các thành viên hội đồng chấm giải nói.

Bức ảnh một đứa trẻ đứng khóc tại biên giới Hoa Kỳ đoạt giải Ảnh Báo chí thế giới

Các gia đình tắm rửa, giặt quần áo và nghỉ ngơi gần Rio Novillero, khi đoàn lữ hành dừng chân gần Tapanatepec (trong chùm ảnh đoạt giải của Pieter Ten Hoopen).

Bức ảnh một đứa trẻ đứng khóc tại biên giới Hoa Kỳ đoạt giải Ảnh Báo chí thế giới

Một người cha và con trai ngủ sau một ngày dài đi bộ, Juchitán, ngày 30 tháng 10 năm 2018 (trong chùm ảnh đoạt giải của Pieter Ten Hoopen)

Bức ảnh một đứa trẻ đứng khóc tại biên giới Hoa Kỳ đoạt giải Ảnh Báo chí thế giới

Một cô bé hái hoa trong ngày đi bộ từ Tapanatepec đến Niltepec, có khoảng cách 50km (trong chùm ảnh đoạt giải của Pieter Ten Hoopen)

Bức ảnh một đứa trẻ đứng khóc tại biên giới Hoa Kỳ đoạt giải Ảnh Báo chí thế giới

Mọi người chạy đến một chiếc xe tải đã dừng lại để cho họ đi nhờ, bên ngoài Tapanatepec, Mexico, vào ngày 30 tháng 10 năm 2018. Một số tài xế tính tiền để đưa du khách đi, nhưng hầu hết là miễn phí như một hành động giúp đỡ.(trong chùm ảnh đoạt giải của Pieter Ten Hoopen)

Ten Hoopen đã cảm ơn các gia đình di cư. Anh nói rằng nếu không có họ, những bức ảnh đoạt giải của anh đã không thể được thực hiện.

Về vấn đề chống nhập cư trái phép, Tổng thống Trump cho biết hôm thứ ba, ông sẽ không tiếp tục tách trẻ em khỏi bố mẹ là những người di cư không có giấy tờ, nhưng vẫn khẳng định rằng chính sách này đã có hiệu quả trong việc ngăn người dân vượt biên bất hợp pháp như một chuyến đi đến "Disneyland".

Lời nói của ông được đưa ra sau khi ông tuyên bố thay người phụ trách thực hiện chính sách chống nhập cư bất hợp pháp của mình - Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen.

Theo báo cáo phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, cải tổ của Trump có thể báo trước các biện pháp khắc nghiệt hơn ở biên giới phía nam.

Hội đồng chấm giải đã chọn người chiến thắng năm nay từ 78.801 hình ảnh của 4.738 nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới, đơn vị tổ chức giải có trụ sở tại Amsterdam cho biết.

Ba nhiếp ảnh gia từ AFP, John Wessels, Brendan Smialowski và Pedro Pardo đã được trao một vị trí thứ hai và ba vị trí thứ ba trong các hạng mục khác nhau.

Loạt ảnh về cuộc bầu cử Congo năm ngoái của Wessels đã giành giải nhì ở hạng mục Tin tức tổng hợp, trong khi loạt ảnh về một vụ dịch Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo ở miền đông đứng thứ ba trong cùng thể loại.

Năm ngoái, Ronaldo Schemidt của AFP đã giành được danh hiệu cao nhất của giải Ảnh báo chí thế giới với hình ảnh một người biểu tình đeo mặt nạ Venezuela trong ngọn lửa.
 

TRÂM ANH (theo AFP)