Tổng thống Trump “miễn cưỡng” chấp nhận nhưng vẫn chưa chịu ký lệnh trừng phạt Nga

Thế giới - Ngày đăng : 09:54, 02/08/2017

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa ký dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Điều này cho thấy đang có sự chia rẽ giữa Quốc hội và Nhà Trắng trong vấn đề ngoại giao với Nga.

Những ngày gần đây, Mỹ đang sục sôi trong không khí chống Nga mà đỉnh cao là việc đưa ra dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Dự luật này nhằm mục đích trừng phạt Moscow vì can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Kết quả biểu quyết cho thấy có sự đồng thuận gần như hoàn toàn ở cả hai viện trên vấn đề trừng phạt Nga. Thông thường, với những điều khoản được cả 2 viện thông qua với tỉ lệ cao như vậy thì các tổng thống Mỹ sẽ lựa chọn việc ký thông qua sớm. Tuy nhiên, đến giờ ông Trump vẫn chưa ký dự thảo đã đặt lên bàn làm việc của ông trong Nhà Trắng.

Tổng thống Trump “miễn cưỡng” chấp nhận nhưng vẫn chưa chịu ký lệnh trừng phạt Nga

Tổng thống Trump “miễn cưỡng” chấp nhận nhưng vẫn chưa chịu ký lệnh trừng phạt Nga

Ngày hôm qua, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết dự luật trừng phạt đang được xem xét và sẽ được ký. Ông Sanders nói trong một cuộc họp báo rằng, không có gì kìm chân ông Trump cả. Hạn định cuối cùng để ông Trump ký lên sắc lệnh mới là 9/8.

Phía Nga đang rất giận dữ trước thái độ của lưỡng viện Mỹ. Tổng thống Nga thề sẽ trả đũa tương xứng nếu Mỹ gia tăng trừng phạt.

Theo các nhà phân tích, ông Trump đang ở tình thế ngặt nghèo, bởi từ trước tới nay Tổng thống Trump luôn là người đang muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ giữa Mỹ và Nga. Người ta có thể thấy sự hăng hái của ông Trump trong việc xích lại với Moscow khi ngồi họp rất lâu với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.

Nếu ông Trump chính thức ra mặt ký lệnh trừng phạt mới đối với Nga thì ông vạch chiến tuyến với Moscow mà đây là điều mà ông không hề mong muốn. Còn nếu ông Trump dùng quyền của tổng thống, bác bỏ dự luật trừng phạt bổ sung Nga để tránh căng thẳng với Moscow, thì ông Trump sẽ tạo lằn ranh chiến tuyến với lưỡng viện Mỹ.

Nhưng cho tới thời điểm này, ngay cả khi ông Trump phủ quyết hay không, sắc lệnh này cũng tự động trở thành luật. Bởi trong dự luật này, phe quốc hội đã thòng thêm điều khoản là các nghị sĩ có quyền ngăn chặn nếu như tổng thống quyết định tạm ngưng thi hành các biện pháp trừng phạt Nga.

Do vậy, nếu ông Trump không chịu ký kết dự luật, lưỡng viện Mỹ vẫn có quyền biểu quyết lại và chỉ cần 2/3 số phiếu đồng thuận là bác bỏ phủ quyết của ông Trump.

Hà Kim