Sự điềm tĩnh của Putin đã cứu thế giới khỏi “thảm họa hạt nhân” trong gang tấc

Thế giới - Ngày đăng : 16:26, 10/04/2017

Hành động tấn công Syria mới đây của ông Donald Trump không khác gì “một cuộc chiến tranh nóng” và sự điềm tĩnh của Tổng thống Nga Putin là cứu thế giới khỏi thảm họa hạt nhân chỉ trong gang tấc.

Bất ngờ, vào sáng 7/4, Mỹ phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu tuần dương Ross và Porter ở đông Địa Trung Hải, nhắm tới các mục tiêu tại căn cứ Shayrat thuộc tỉnh Homs, Syria. Đây được xem như một đòn giáng vào nỗ lực phá băng quan hệ Nga - Mỹ.

Được biết, phía Mỹ đã thông báo cho Nga trước khi tiến hành cuộc tấn công bởi thời điểm đó, vẫn còn các sĩ quan Nga đồn trú tại căn cứ bị ngắm bắn. Với thông tin này, Nga hoàn toàn có thể tìm cách ngăn chặn các tên lửa của Mỹ bằng hệ thống phòng không tinh vi như Pantsir, S-300, S-400, Buk-M2 và Tor. Tuy nhiên, Moscow không làm vậy. Lý do là gì?

Theo các chuyên gia, trước đó, Nga cung cấp một số thiết bị phòng không cho Syria, nhưng những phức hợp này được duy trì và hoạt động bởi quân đội Syria, những người không có kỹ năng tương ứng.

Nga cũng đã chuyển các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-300 và S-400 tới Syria nhằm bảo vệ những căn cứ Syria. Song vấn đề nằm ở chỗ tất cả những hệ thống hiện đại trên đều chỉ được triển khai tại các cơ sở của Nga như sân bay, căn cứ, quân đội và cơ sở hạ tầng của Không lực Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống S-400 và Pantsir hiện đặt ở căn cứ Hmeymim, gần sân bay al-Assad, và căn cứ hải quân Nga tại Tartus.

Sự điềm tĩnh của Putin đã cứu thế giới khỏi “thảm họa hạt nhân” trong gang tấc

Sự điềm tĩnh của Putin đã cứu thế giới khỏi “thảm họa hạt nhân” trong gang tấc

Theo đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov cho biết, chỉ có 23 trong số 59 tên lửa hành trình của Mỹ đã tới căn cứ không quân Syria.

Và hầu hết mọi người đều tin rằng, Nga nên làm điều đó để ngăn chặn sự xâm lược của Mỹ tại Syria. Tuy nhiên, theo ông Sergei Sudakov, chuyên gia trong Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết, nếu Syria đã sử dụng hệ thống phòng không của Nga để đối phó với cuộc tấn công tên lửa của Mỹ, nó sẽ gây ra một cuộc xung đột hạt nhân.

Chuyên gia này cũng cho rằng, hành động tấn công Syria của ông Donald Trump không khác gì “một cuộc chiến tranh nóng” và sự điềm tĩnh của Tổng thống Nga Putin là cứu thế giới khỏi thảm họa chỉ trong gang tấc.

Theo giới chuyên gia, Tổng thống Putin hoàn toàn có thể bắn hạ loạt tên lửa Tomahawk Mỹ sau đó tuyên bố ông muốn bảo vệ tính mạng cho đồng minh Syria đang chiến đấu chống khủng bố. Ngay cả khi số lượng tên lửa hành trình Mỹ quá lớn, vượt qua khả năng xử lý của những hệ thống phòng không Nga, việc chỉ vài tên lửa bị bắn rơi cũng sẽ trở thành bằng chứng giúp Nga cho thế giới thấy sức mạnh quân sự Mỹ không hề đáng gờm.

Nhưng ông Putin quyết định không bắn hạ tên lửa Mỹ, đó là một lựa chọn chiến thuật mang lại lợi ích lâu dài về mặt địa chính trị.

Cho đến bây giờ, giới quan sát vẫn đang đặt một câu hỏi liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ làm gì nếu tiếp tục bị thách thức trực tiếp trong vấn đề Syria.

Và câu trả lời nằm ngay ở những động thái quyết liệt, hùng mạnh khi đình chỉ kênh liên lạc và các hoạt động quân sự của Mỹ trên Syria của điện Kremlin. Nga cũng hứa sẽ tăng cường các khả năng phòng không của Syria sau cuộc tấn công của Mỹ. Tuy nhiên, Moscow có thể sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa nữa tại Syria trong vài tuần tới.

Hà Kim