Bà Clinton tự giăng “thế cờ tàn” để ông Trump vượt mặt?

Thế giới - Ngày đăng : 19:49, 03/11/2016

Để đối thủ bất ngờ vượt lên vào đúng thời điểm nước sôi lửa bỏng phải chăng chính là kế sách của bà Clinton, tự “giăng thế cờ tàn” đẩy bản thân vào tình thế nguy hiểm?

Bà Clinton tự giăng “thế cờ tàn” để ông Trump vượt mặt?

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hay ông trùm bất động sản Donald Trump sẽ trở thành tân chủ nhân Nhà Trắng?

Theo kết quả thăm dò mới nhất của ABC News/Washington Post, lần đầu tiên kể từ tháng 5, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã dẫn trước đối thủ đến từ đảng Dân chủ - bà Hillary Clinton về tỷ lệ cử tri ủng hộ với khoảng cách sít sao 1 điểm % (46% - 45%). Bước lùi (dù không đáng kể) ngay trước trận đấu cuối cùng vào ngày 8/11 tới khiến các thành viên cùng đảng và những người quyết tâm dành lá phiếu cho “bông hồng nhung quyền lực” Clinton không khỏi thấp thỏm, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) vừa thông báo điều tra tình tiết mới nghi liên quan đến bê bối sử dụng email cá nhân của cựu Ngoại trưởng Mỹ.

Ở tuổi gần 70, ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đang có cơ hội lịch sử để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Được đánh giá nhỉnh hơn đối thủ vài phần, song bê bối liên quan đến việc sử dụng email cá nhân thời còn đảm nhiệm vị trí Ngoại trưởng Mỹ cũng khiến bà và các thành viên ủng hộ đứng ngồi không yên. Nếu đắc cử, nhà Clinton sẽ là cặp vợ chồng đầu tiên cùng nắm giữ vị trí quyền lực nhất Mỹ.

Thế nhưng, giới chuyên gia cho biết, những số liệu thăm dò ý kiến cử tri trên phạm vi toàn quốc không phản ánh đúng cục diện thực sự của cuộc đua vào Nhà Trắng. Thực tế, yếu tố phân định thắng thua nằm trong lá phiếu của đại cử tri ở các bang, trong đó có 58 lá phiếu quan trọng nhất ở 11 bang được xem như “đấu trường sinh tử”, bao gồm: Colorado, Florida, Iowa, Michigan, Nevada, New Hampshire, Bắc Carolina, Ohio, Pennsylvania, Virginia và Wisconsin.

Theo số liệu tổng hợp từ 5 cuộc thăm dò mới nhất của Politico, bà Clinton đang dẫn trước ông Trump ở 9/11 bang tranh chấp bao gồm New Hamsphire, Virginia, Michigan, Colorado, Bắc Carolina, Pennsylvania, Wisconsin, Nevada và Florida với tổng số 34 phiếu đại cử tri. Trong khi đó, ông Trump chỉ giữ được ưu thế tại 2 bang còn lại là Ohio và Iowa với 24 phiếu đại cử tri. Còn nếu xét trên phạm vi cả nước, số lượng đại cử tri ủng hộ bà Clinton là 259, vượt xa 164 phiếu dành cho ông Trump.

Bà Clinton tự giăng “thế cờ tàn” để ông Trump vượt mặt?

Bà Clinton: Lùi để tiến?

Không chỉ có vậy, ngày 2/11, Reuters/Ipsos công bố kết quả thăm dò dư luận cho thấy bà Hillary Clinton đã tái lập ưu thế dẫn trước 6 điểm so với đối thủ về tỷ lệ ủng hộ trong số các cử tri có khả năng đi bầu, ngang với mức dẫn trước mà bà đã duy trì trước khi FBI tuyên bố nối lại cuộc điều tra vụ bê bối thư điện tử. Lúc này, giới chuyên gia nhận định, có vẻ như cánh cửa vào Nhà Trắng của ông Trump đã gần như khép lại (?).

Như vậy, để có thể giành tấm vé đi vào Nhà Trắng, ông Trump buộc phải có được Florida, Ohio, Bắc Carolina, Iowa, Nevada, Arizona và thắng thêm một bang mà ưu thế của bà Clinton chưa quá rõ rệt, chẳng hạn như New Hampshire - với dân số hầu hết là người da trắng. Thế nhưng, thực tế đây lại là những bang mà ứng viên Dân chủ dường như đang nắm phần thắng trong tay, trừ Arizona và Ohio. Ngoài ra, ông Trump còn một cơ hội nữa là trông chờ lượng cử tri đi bỏ phiếu thấp ở cả hai đảng, với kịch bản được đưa ra là, số lượng cử tri đảng Cộng hòa đi bầu tăng mạnh trong khi cử tri đảng Dân chủ (đi bầu) giảm (?).

Cho đến lúc này, chưa thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra vào ngày diễn ra “trận đấu sinh tử” (8/11). Tuy nhiên, căn cứ vào những gì hai ứng viên đã thể hiện từ cuộc bầu cử sơ bộ cho đến 3 vòng tranh luận trực tiếp, phân tích tình hình thực tế tại các bang tranh chấp ở thời điểm hiện tại cũng như lịch sử các cuộc bầu cử Tổng thống…, giới chuyên gia nhận định, để giành tấm vé bước lên chiếc ghế cao nhất tại Nhà Trắng, ông Trump buộc phải có được Florida, Ohio, Bắc Carolina, Iowa, Nevada, Arizona và thắng thêm một bang mà ưu thế của bà Clinton chưa quá rõ rệt, chẳng hạn như New Hampshire - với dân số hầu hết là người da trắng. Thế nhưng, thực tế đây lại là những bang mà ứng viên Dân chủ dường như đang nắm phần thắng trong tay, trừ Arizona và Ohio. Ngoài ra, ông Trump còn một cơ hội nữa là trông chờ lượng cử tri đi bỏ phiếu thấp ở cả hai đảng, với kịch bản được đưa ra là, số lượng cử tri đảng Cộng hòa đi bầu tăng mạnh trong khi cử tri đảng Dân chủ (đi bầu) giảm (?).

Bà Clinton tự giăng “thế cờ tàn” để ông Trump vượt mặt?

Ông Trump đã được FBI lựa chọn là quân cờ cho “bàn cờ” nước Mỹ trong tương lai?

Donald Trump - ứng viên đảng Cộng hòa - là doanh nhân người New York, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản. Ông Trump tham gia tranh cử Tổng thống vào tháng 6/2015. Ngoài tuyên bố sẽ xem xét lại các hiệp định thương mại của Mỹ, ông kêu gọi xây dựng “bức tường biên giới” với Mexico. Được đánh giá là ít kinh nghiệm chính trường hơn so với đối thủ, điểm nổi bật và cũng là điểm yếu của tỷ phú Trump chính là hàng loạt scandal liên quan đến phụ nữ và những phát ngôn gây shock.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 1/11 vừa qua, FBI đã đưa ra kết luận về cái gọi là “bàn tay nước Nga” trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, khẳng định không có mối liên hệ giữa ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump với Điện Kremlin. Trong khi đó, New York Times đăng tải bài viết xác nhận không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào cho thấy sự liên quan của Moscow đến cuộc tấn công hệ thống thư điện tử của đảng Dân chủ. Còn kênh truyền hình CNBC thì đưa tin, Tổng giám đốc FBI James Corney đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Mỹ khi đổ lỗi cho Nga.

Điều này dẫn tới một giả thuyết cho rằng, chính ông Trump chứ không phải ai khác đã được FBI lựa chọn là quân cờ cho “bàn cờ” nước Mỹ trong tương lai (?). Bởi với một người phát ngôn gây shock như ông, một người có nhiều dấu hiệu “bất thường”, để điều khiển và thao túng, hẳn là sẽ dễ hơn so với bà Clinton? Lúc này, nhiều nhà phân tích lại đau đầu đặt câu hỏi, việc đột nhiên bị đối thủ dẫn trước vào đúng thời điểm nước sôi lửa bỏng vừa qua phải chăng chính là sách lược của vị cựu Ngoại trưởng Mỹ, tự “giăng thế cờ tàn” đẩy bản thân vào tình thế nguy hiểm khiến đối thủ vì thế mà chủ quan “khinh địch”?

Nhật Minh