Tục tặng quà nhau ngày tết của 1 số nước trên thế giới
Thế giới - Ngày đăng : 11:07, 06/02/2016
Người Trung Quốc có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong bao lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.
Ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, rất thịnh tại các nước phương Đông, phong tục biếu cam quýt này còn phát triển nhờ thú chơi chữ của người Trung Quốc xưa.
Người Trung Quốc có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong bao lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân
Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biết, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống.
Ở Hàn quốc, sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ tặng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó.
Sau đó, cả nhà cùng quây quần thụ lộc những đồ ăn vừa cúng Tổ tiên. Tiếp đến, đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc tới chùa.
Còn tại Nhật Bản, phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử cũng như những quan niệm trong phép đối nhân xử thế. Người Nhật coi trọng các mối quan hệ xã hội nên quà tặng được xem như một sợi dây gắn kết con người lại với nhau và giúp thể hiện tâm tư, tình cảm và sự trân trọng.
Người Nhật Bản thường tặng phiếu mua sách cho các em bé và người già
Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ”, đồng thời mong muốn gửi tặng các em nhỏ những món quà ý nghĩa, người Nhật Bản thường tặng phiếu mua sách cho các em bé và người già. Làm như vậy, người lớn hướng được trẻ con vào việc đọc sách mà họ nghĩ là có ích cho chúng.
Đặc biệt, tặng nhau thiếp mừng năm mới cũng là nét đặc sắc trong phong tục đón mừng năm mới của người Nhật.
Đồ vật người Anh thường tặng nhau vào dịp năm mới là một mẩu than đá, chút tiền bạc, bánh mỳ hay một chút muối. Theo quan niệm của người Anh, đó là những vật hiện thân của sự giàu có, sung túc.
Tại Pháp, bạn bè thân quen đến thăm nhau ngày Tết, thường mang tặng cho nhau những thanh củi lớn, tượng trưng cho sự ấm cúng, hạnh phúc của năm mới.
Trong đêm giao thừa và ngày mồng một Tết Ở Scotland, tất cả mọi gia đình đều mở rộng cửa để đón khách đến chúc Tết. Bạn có thể ghé vào bất cứ nhà nào cũng được tiếp đãi nhiệt tình và mời ăn uống no say. Và món quà Tết ý nghĩa nhất của người Scotland, đó là một hòn than đá. Bạn hãy nhớ mang theo một hòn than đá ném vào lò sưởi của gia đình chủ với lời chúc: "Mong rằng ngọn lửa trong nhà này sẽ cháy mãi không bao giờ tắt", câu nói này có nghĩa là bạn đã chúc cho cả nhà gia chủ một năm mới đầm ấm và hạnh phúc...
Ở Hungary, sáng mồng một Tết, khi cả nhà quây quần bên bàn tiệc tất niên và tặng quà Tết cho nhau. con cháu sẽ kính cẩn tặng ông bà, cha mẹ những cuốn sách quý mới xuất bản trong năm, hoặc những đôi tất ấm và khăn quàng mùa đông để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo của mình. Trẻ em thì đưược tặng xe trượt tuyết, hoặc những đồ chơi đặc biệt mà ông bà, cha mẹ thấy con cháu mình thích nhất.
Ở Việt Nam, tặng quà Tết không chỉ đơn thuần là quan hệ tình cảm mà còn biểu hiện như một phép ứng xử của đạo lý làm người
Phong tục tặng quà Tết ở Châu Phi thật đặc biệt. Cư dân quần đảo Cơ-Rít đến thăm nhau trong ngày Tết, người ta thường mang đến một tảng đá to, đặt lên bàn tiệc mùa xuân của gia đình bạn rồi nói với bạn những lời chúc Tết tốt đẹp nhân dịp xuân về. Cuối lời chúc bao giờ cũng có câu: "Mong sao năm mới sẽ có khối vàng nặng như tảng đá này đến nhà bạn ".
Ở Việt Nam, tặng quà Tết không chỉ đơn thuần là quan hệ tình cảm mà còn biểu hiện như một phép ứng xử của đạo lý làm người. Vào sáng mùng 1 Tết, con cháu sẽ cầm theo những chiếc bánh chưng do chính tay mình làm, bánh kẹo đi chúc tết ông bà bố mẹ.