Trái Đất bước vào đợt diệt vong hàng loạt lần thứ 6?

Thế giới - Ngày đăng : 07:59, 21/06/2015

Trái đất đang bước vào sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6, với xu thế chết chóc các loài động vật cao hơn 114 lần so với mức bình thường, các nhà khoa học cảnh báo.

Trái Đất bước vào đợt diệt vong hàng loạt lần thứ 6?

Đợt diệt vong lần thứ 5 chứng kiến sự biến mất của loài khủng long.

Con người sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc quá nhiều loài động vật đang dần rơi vào nguy cơ tuyệt chủng, dẫn đến việc Trái Đất hiện đang bước vào đợt diệt vong hàng loạt lần thứ 6, Telegraph dẫn một nghiên cứu của trường Đại học Standford (Mỹ) cho biết.

Lý giải cho việc này, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Standford, chính con người đã tạo ra một sự pha trộn độc hại dẫn đến việc làm mất môi trường sống, ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Theo đó, ít nhất 77 loài động vật có vú, 140 loại chim và 34 loài lưỡng cư đã biến mất kể từ năm 1500.

Chúng bao gồm những sinh vật như dodo (chim cu lười thuộc họ bồ câu, đã tuyệt chủng từ cuối thế kỷ 17), bò biển Steller, chó sói Quần đảo Falkland, quagga (lừa vằn, sống ở Nam Phi, tuyệt chủng từ thế kỷ 19), báo gấm Formosan, gấu Atlas, hổ Caspi và sư tử Cape.

Trái Đất bước vào đợt diệt vong hàng loạt lần thứ 6?

Chim Dodo

Trái Đất bước vào đợt diệt vong hàng loạt lần thứ 6?

Vombatus - một loài thú có túi hơi giống gấu con thường sống ở Australia.

Trái Đất bước vào đợt diệt vong hàng loạt lần thứ 6?

Chó sói Quần đảo Falkland

Các nhà khoa học Đại học Stanford khẳng định, đó là sự mất mát lớn nhất của các loài kể từ khi đợt tuyệt chủng hàng loạt vào Kỷ Phấn trắng - xóa sổ loài khủng long 66 triệu năm trước đây.

"Nếu không có bất kỳ nghi ngờ đáng kể, có thể nói, giờ đây chúng ta đang bước vào đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 6”, Giáo sư Paul Ehrlich, Viện Môi trường Woods thuộc Đại học Stanford cho biết.

"Các loài đang biến mất với tốc độ nhanh hơn 100 lần nhanh hơn so với tốc độ bình thường giữa các đợt tuyệt chủng hàng loạt, được xem như là tốc độ cơ bản”.

Tuy nhiên, ông Ehrlich lại cho rằng, “Tính toán của chúng tôi rất có khả năng vẫn đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tuyệt chủng”.

Trong khi đó, một trong những tác giả nghiên cứu là nhà khoa học người Mexico, ông Gerrard Sellabos, còn cảnh báo: “Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn, thì để phục hồi sự sống sẽ phải mất nhiều triệu năm và loài người chắc cũng bị triệt tiêu”.

Công trình nghiên cứu này cũng lý giải rằng nhân loại sẽ không thể tồn tại trong điều kiện môi trường mà nguồn tài nguyên động vật hoang dã và thiên nhiên nói chung bị cạn kiệt.

Minh Thi