10 bóng hồng quyền lực trên chính trường thế giới (P.1)

Thế giới - Ngày đăng : 12:37, 15/04/2015

Sự có mặt của bà Hillary Cliton trong danh sách ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016 một lần nữa cho thấy sức mạnh của nữ quyền ngày càng tăng trên chính trường.

Trưa 12/4, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Việc cựu đệ nhất phu nhân Mỹ tham gia cuộc chạy đua vào chiếc ghế quyền lực của Nhà Trắng đã khiến nhiều chính trị gia khác trong đảng Dân chủ, dù có ý định tranh cử Tổng thống, nhưng vẫn quyết định rút lui vì mức độ nổi tiếng của bà.

Sự có mặt của bà Hillary Cliton trong danh sách ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016 một lần nữa cho thấy sức mạnh của nữ quyền ngày càng tăng trên chính trường.

Dưới đây là hình ảnh 10 người đàn bà nổi tiếng và đầy quyền lực trong nền chính trị thế giới ngày nay.

Thủ tướng Jamaica - Portia Simpson Miller

10 bóng hồng quyền lực trên chính trường thế giới (P.1)

Bà Portia Simpson Miller, sinh ngày 12/12/1945 được chỉ định giữ chức Thủ tướng Jamaica từ ngày 05/01/2012.

Trước đó, bà từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động - Phúc lợi và Thể thao từ 1989 – 1993, Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội từ 1993 - 1995, Bộ trưởng Bộ Lao động, An sinh Xã hội và Thể thao từ năm 1995 - 02/2000, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Thể thao từ tháng 02/2000 - 10/2002, và Bộ trưởng Bộ Chính quyền địa phương và Thể thao kể từ tháng 10/2002.  

Bà Hillary Clinton - Ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016

10 bóng hồng quyền lực trên chính trường thế giới (P.1)

Bà Hillary Rodham Clinton, sinh ngày 26/10/1947, thành viên đảng Dân chủ, là cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ từ ngày 21/01/2009 – 01/02/2013.

Bà từng là thượng nghị sĩ Quốc hội Mỹ đại diện cho tiểu bang New York từ ngày 03/01/2001 - 21/01/2009.

Kết hôn với cựu Tổng thống Bill Clinton, bà trở thành đệ nhất phu nhân Mỹ từ 1993 - 2001. Trước đó, bà từng là một luật sư danh tiếng.

Tháng 9/2006, bà Hillary Clinton có tên trong danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới của Tạp chí Forbes, ở vị trí thứ 18.

Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị

10 bóng hồng quyền lực trên chính trường thế giới (P.1)

Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị (Elizabeth II) là người đứng đầu Vương quốc Anh và 15 quốc gia độc lập của Khối Thịnh vượng chung - bao gồm Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis.

Bà sinh ngày 21/4/1926, tên khai sinh Elizabeth Alexandra, là con gái lớn của Quốc vương George VI và Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất. Bà trở thành nữ hoàng Vương quốc Anh, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi, Pakistan, và Ceylon sau khi Quốc vương George VI qua đời vào 06/02/1952. Thời gian trị vì suốt 63 năm của bà chứng kiến nhiều sự thay đổi to lớn của xã hội và sự phát triển của Vương quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung.

Bà là một trong những người trị vì lâu nhất nước Anh, chỉ sau Nữ hoàng Victoria (trị vì Vương quốc Anh trong 63 năm, 217 ngày) và xếp trên vua George III (người trị vì Vương quốc Anh trong 59 năm, 96 ngày).

Thủ tướng Bangladesh - Sheikh Hasina

10 bóng hồng quyền lực trên chính trường thế giới (P.1)

Bà Sheikh Hasina Wazed, sinh ngày 28/9/1947, là con gái lớn của Ngài Sheikh Mujibur Rahman, Tổng thống đầu tiên của Bangladesh. Bà được bầu làm Thủ tướng lần đầu tiên vào tháng 6/1996.

Trong nhiệm kỳ này, bà thu phục được lòng dân khi ký một hiệp ước 30 năm chia sẻ nước với Ấn Độ vốn gây tranh cãi trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, bà còn ký hòa ước với các bộ tộc ở Đông Nam Bangladesh chấm dứt cuộc bạo loạn kéo dài 23 năm.

Là lãnh đạo của đảng đối lập, bà trở thành mục tiêu của âm mưu ám sát vào năm 2004. Năm 2007, bà bị bắt giam do bị kết tội tham nhũng của chính phủ lâm thời.

Tuy nhiên, với tinh thần thép và sau nhiều năm đấu tranh không ngừng cho những mục tiêu xã hội và nhân văn, tháng 01/2009, bà tái đắc cử chức Thủ tướng.

Hoàng hậu Jordan - “Nữ hoàng của thế giới Arập” Rania

10 bóng hồng quyền lực trên chính trường thế giới (P.1)

Bà Rania, người gốc Palestine hiện là Hoàng hậu Jordan. Yêu và kết hôn với Hoàng tử Jordan Abdullah II ibn al-Hussein năm 1993, Rania trở thành Hoàng hậu trẻ nhất thế giới ở tuổi 28 khi Hoàng tử Abdullah được chọn làm người kế vị, lên ngôi Quốc vương Jordan vào năm 1999.

Là người có học thức cao, Hoàng hậu Rania thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để trao đổi về chính sách tài chính, kinh tế, cải cách, quan hệ nước ngoài, đầu tư cũng như các vấn đề chính trị trong khu vực.

Thông minh, xinh đẹp, quyến rũ, hiểu biết và thời trang, Hoàng hậu Rania được nhiều người dân Arập tôn vinh là “Nữ hoàng của thế giới Arập” và là thần tượng của dân chúng Jordan.

Minh Thi