Loài chim Tê điểu có thể bị tuyệt chủng do thị trường đen Trung Quốc
Thế giới - Ngày đăng : 07:55, 16/03/2015
Loài chim được mệnh danh là “người chủ của những khu rừng nhiệt đới”
Loài chim Hồng hoàng mũ cát với chiếc sừng lớn, sải cánh rộng tới 6 feet, và có tiếng kêu lớn vang vọng núi rừng được mệnh danh là “người chủ của những khu rừng nhiệt đới”. Chúng chủ yếu sống tại các khu rừng nhiệt đới vùng Borneo.
Theo một báo cáo mới được công bố của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), hiện nay, loài Tê điểu này đang trở thành nạn nhân của những nhóm tội phạm có tổ chức về động vật hoang dã. Sừng của chúng có giá trị gấp 3 lần so với ngà voi (khoảng 4.000 found 1 kg).
Chuyên gia nghiên cứu về loài chim Hồng hoàng, Yoki Hadiprakarsa cảnh báo, nếu không có tổ chức nào quan tâm tới điều này, loài chim này sẽ nhanh chóng tuyệt chủng. Ông cho biết thêm, việc săn bắn bất hợp pháp đang vượt khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Giá sừng chim Hồng hoàng cao gấp 3 lần giá ngà voi
Việc săn bắn và buôn bán sừng của loài Hồng hoàng được cho là xuất phát từ nhu cầu của giới thượng lưu Trung Quốc. EIA cho hay, ngà voi trắng và sừng tê giác đang ngày càng trở nên khan hiếm, vì thế, người ta lại đi tìm kiếm “sừng đỏ” của loài Hồng hoàng – một loại sừng có thể chạm khắc tương tự như ngà voi để thay thế.
Không có báo cáo chính xác số lượng loài chim này bị săn bắn mỗi năm trong khu vực Borneo. Tuy nhiên, chỉ tính tại Kalimantan, mỗi năm đã có khoảng 6.000 con chim bị giết lấy sừng. Hầu như toàn bộ số sừng chim này đều được vận chuyển lậu vào thị trường Trung Quốc và Hồng Kông.
Một sản phẩm làm từ sừng Tê điểu