Bức tranh Geolyph cổ nhất thế giới có thể làm bởi trẻ em
Thế giới - Ngày đăng : 19:52, 06/11/2014
Geoglyph là một thiết kế lớn hoặc là một mô típ (thường dài hơn 4 mét) được vẽ trên mặt đất, thường hình thành bởi đá vụn hoặc các yếu tố bền tương tự của cảnh quan, chẳng hạn như đá, mảnh đá, cây sống, sỏi, hay đất. Geoglyph được hình thành bởi sự sắp xếp và liên kết của vật liệu trên mặt đất hoặc đá.
Tác phẩm Geolyph "Con ngựa trắng" tại Uffington, Oxfordshire
Nhà nghiên cứu Alexander Shestakov tình cờ phát hiện Tác phẩm Geolyph “ Nai sừng tấm” năm 2011 từ hình ảnh vệ tinh Google Earth. Đây là tác phẩm được làm từ đá và đất, dài khoảng 275m có hình dáng giống một con nai sừng tấm, có 4 chân, gạc và mõm dài. Nó nằm gần hồ Zyratkul thuộc dãy núi Ural phía Nam nước Nga.
Tác phẩm "Nai sừng tấm" tại Nga được phát hiện qua ảnh vệ tinh năm 2011
Theo các chuyện gia, tác phẩm nghệ thuật khổng lồ này đã được tạo ra cách đây 6.000 năm (khoảng năm 3.000 – 4.000 trước công nguyên) và rất có thể trẻ em từ một nền văn minh cổ đại đã giúp tạo ra nó. Tuy nhiên, thời gian và cây cối rậm rạp đã che phủ một phần tác phẩm.
Trong một phát hiện mới, 155 công cụ bằng đá đã được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ gần đó. Các chuyên gia nhận định, những công cụ này chủ yếu để đào và phá vỡ đá, có những cái phù hợp với tay trẻ em.
Công cụ và khu vực phát hiện ra "Nai sừng tấm"
Stanislav Grigorye, một nhà nghiên cứu cấp cao về lịch sử Chelyabinsk và khảo cổ học cho biết “Dựa vào kích cỡ khác nhau của các công cụ có chiều dài từ 17cm nặng khoảng 3kg nhưng một số công cụ khác chỉ 2cm ta có thể kết luận chúng được sử dụng bởi cả người lớn và trẻ em”.
Ý nghĩa của việc xây dựng tác phẩm “ Nai sừng tấm” này vẫn là một bí ẩn chưa được xác định rõ. Một số chuyên gia nhận định tác phẩm được xây dựng để gây ấn tượng với các vị thần trong thời cổ đại. Nhưng các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về nền văn minh này. Họ hy vọng rằng sẽ khai quật được các đồ vật để có thể khám phá ra đầu mối về nền văn minh bí ẩn.
Tác phẩm Geolyphy "Bàn tay khổng lồ"