Phát hiện sự sống dưới lòng đất cổ đại sâu nhất thế giới

Thế giới - Ngày đăng : 14:10, 29/10/2014

Bằng chứng về sự sống dưới lòng đất cổ đại sâu 20km cách đây 100 triệu năm mới được các nhà khoa học phát hiện. Nếu kết quả này được xác nhận, nó sẽ là dấu hiệu về cuộc sống sâu nhất thế giới.

Các nhà khoa học từ Đại học Yale đã tìm thấy bằng chứng cho thấy về cuộc sống dưới lòng đất cổ đại ở đảo Lopez, phía Nam bang Washington.

Một khoáng chất được gọi là Aragonit được hình thành trong quá trình sinh học và quá trình tự nhiên được tìm thấy trong đá trên bề mặt khu vực đảo Lopez. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, 100 triệu năm trước đây nó đã nằm sâu trong lòng đất 12 dặm (20km).

Phát hiện sự sống dưới lòng đất cổ đại sâu nhất thế giới

Khoáng chất Aragonit mới được tìm thấy

Khoáng chất Aragonit được các nhà khoa học tìm thấy tại khu vực đứt gãy dài 1,9 dặm (3 km) cao 165 feet (50 m), được gọi là khu cấu trúc Complex Lopez. Khu vực này có nguồn gốc chìm sâu dưới bề mặt trái đất, nơi hai mảng kiến tạo tiếp xúc nhau. Trải qua hơn 100 triệu năm thay đổi địa chất, đá dần dần được đẩy lên.

Trong trường hợp này, các nhà khoa học cho biết, đã tìm thấy một sự kết hợp cụ thể của các đồng vị Cacbon. Điều này cho thấy nó có nguồn gốc sinh học. Khoáng chất Aragonit tạo ra từ Methane được thực hiện bởi các vi sinh vật.

Nhóm nghiên cứu trường Đại học Yale đã trình bày phát hiện của mình tại cuộc họp thường niên, hội địa chất Hoa Kỳ ở Vancouver, Columbia. Nhóm đề xuất công nhận khoáng chất Aragonit là bằng chứng cho sự tồn tại sự sống sâu nhất trên thế giới.

Phát hiện sự sống dưới lòng đất cổ đại sâu nhất thế giới

Khu vực phát hiện dấu hiệu về sự sống

Nếu kết quả này được xác nhận nó sẽ là dấu hiệu về sự sống sâu nhất được phát hiện. Và cũng có ý nghĩa về cuộc sống trên những hành tinh khác, đồng thời nó cho thấy dấu hiệu tồn tại về sự sống tại nhiều khu vực trên trái đất hơn chúng ta dự đoán.

Theo như các nhà khoa học, nếu có tồn tại cuộc sống ở độ sâu như thế, các vi sinh vật sẽ phải chịu nhiệt độ rất cao trên 122 độ C (252 độ F). Vậy làm thế nào các vi sinh vật có thể tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như thế cách đây hàng trăm triệu năm?

Phát hiện sự sống dưới lòng đất cổ đại sâu nhất thế giới

Trải qua hàng trăm triệu năm thay đổi địa chất, đá đã được đẩy lên mặt đất

Việc tìm ra dấu hiệu sự sống trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt như thế khiến các nhà khoa học hi vọng tới một vài dạng vi sinh vật có thể sống trong quá khứ hoặc hiện tại sẽ được tìm thấy ở những hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta.

Cuộc sống đã được tìm thấy trong hàng loạt các nghiên cứu về môi trường kỳ lạ trên trái đất, nơi không có ánh sáng mặt trời và nhiệt độ rất cao. Tháng 6/2011, các nhà khoa học đã từng phát hiện một loài sâu sống trong môi trường được coi là sâu nhất trên thế giới. Loài “sâu ma quỷ” này sống ở độ sâu 2,2 dặm (3,5km) dưới bề mặt một mỏ vàng ở Nam Phi, khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên vì những chứng minh trước đây cho thấy chỉ những sinh vật đơn bào mới sống được ở độ sâu như vậy.

Loài sâu này dài 0,02 inch (0,5mm) được tìm thấy ở độ sâu 0,6 – 2,2 dặm (0,97 - 3,5km) ở nhiệt độ 48 độ C (118 độ F).

Hoàng Kim