Năm 2014 và những thảm kịch kinh hoàng của ngành hàng không
Thế giới - Ngày đăng : 15:20, 26/07/2014
Ngày 8/3: Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines
Rạng sáng ngày 8/3/2014, Malaysia Airlines cho biết chiếc máy bay Boeing mang số hiệu MH370 của hãng này chở theo 239 hành khách cùng phi hành đoàn đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu vào lúc 2h40' sau khi xuất phát từ sân bay Kuala Lumpur trong hành trình tới Bắc Kinh.
Vụ mất tích của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hàng hàng không Malaysia Airlines đến nay vẫn là một ẩn số. Thông tin về tình trạng, vị trí máy bay cùng số phận của 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn đến nay vẫn còn là bí ẩn.
Vụ MH370 mất tích trở thành bí ẩn trong ngành hàng không thế giới. Nỗ lực tìm kiếm tại khu vực biển Đông, phía Bắc và Nam Ấn Độ Dương liên tục kéo dài nhiều tuần sau đó với sự tham gia của hàng chục quốc gia cùng những thiết bị tìm kiếm hiện đại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quốc gia nào tìm ra dấu vết của chiếc máy bay này.
Ngày 24/6: Máy bay A310-300; AP-BGN; Chuyến bay PK756 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan International Airlines (PIA) bị trúng đạn
Chiếc máy bay khởi hành từ Riyadh, Ả-rập Xê-út đến Peshawar, Pakistan đã trúng đạn ngay trước thực hiện hạ cánh. Hai thành viên phi hành đoàn và 1 hành khách đã bỏ mạng. 177 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn khác đã thoát chết trong gang tấc.
Ngày 5/7 Máy bay rơi ở Ba Lan, 12 người nhảy dù, chỉ 1 sống sót
Một chiếc máy bay của một câu lạc bộ nhảy dù ở miền nam Ba Lan đâm xuống đất do chở quá tải khiến 11 người thiệt mạng. Theo hãng tin AFP, nhà chức trách Ba Lan cho biết chiếc máy bay hai động cơ Piper Navajo cất cánh từ sân bay thành phố Rudniki với 11 vận động viên nhảy dù và một phi công. Nhiều khả năng động cơ máy bay ngừng hoạt động do có quá nhiều người trên khoang.
Nhiệt độ ngoài trời khi đó vào khoảng 27 độ C cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến động cơ máy bay bị cháy. Các nhân chứng mô tả động cơ máy bay đã phát ra tiếng động kỳ lạ trước khi máy bay rơi từ trên trời xuống đất.
Nhân chứng Robert Kiziol cho biết khi máy bay rơi, các vận động viên nhảy dù đã tìm cách nhảy khỏi máy bay, nhưng chỉ có một người sống sót và được đưa vào bệnh viện. Toàn bộ những người còn lại đều đã thiệt mạng.
Ngày 7/7 trực thăng Mi-171 số hiệu 01 Việt Nam rơi 19 chiến sĩ thiệt mạng
Vào lúc 7h46 phút ngày 7/7, máy bay trực thăng Mi171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân bay huấn luyện nhảy dù đã bị mất liên lạc và rơi.
Xác máy bay rơi ở vườn nhà dân
Máy bay Mi171 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc lúc 7h 30 phút đến 7h46 phút thì mất liên lạc; máy bay rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Tp. Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3 km.
Vụ tai nạn này làm 19 chiến sĩ thiệt mạng, 2 và chiến sĩ bị thương nặng.
Ngày 14/7: Máy bay quân sự rơi ở Campuchia
Vào lúc 9h20 sáng 14-7, trong khi đang làm nhiệm vụ huấn luyện ở phía nam thủ đô Phnompenh , một chiếc máy bay quân sự chở các học viên phi công đã rơi xuống quận Dangkao của thủ đô Phnom Penh làm 5 người chết và 1 người bị thương nặng. Được biết, trên chuyến bay gặp xấu số có Trung tướng Uk Vanha (U Van-ha), Phó Tư lệnh không quân và là một phi công giàu kinh nghiệm. Chiếc máy bay là một trong 12 chiếc trực thăng Z9 Campuchia mua từ Trung Quốc vào năm 2009.
Hiện trường vụ máy bay rơi
17-7-2017: Trực thăng cứu hỏa Hàn Quốc gặp nạn
Chiếc trực thăng cứu hỏa đã rơi xuống gần khu dân cư và bốc cháy vào lúc 10h53 tại quận tài chính Gwangsan-gu, thành phố Gwangju, phía nam Hàn Quốc khiến toàn bộ 5 người ngồi trên chiếc trực thăng tử vong.
Ngày 17/7: Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi, tấm thảm kịch đen tối nhất trên thế giới
Kể từ sau vụ máy bay MH 470 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích gây trấn động dư luận toàn thế giới, thì hãng hàng không nay tiếp tục phải đón nhận một thảm kịch đen tối nhất trong lịch sử hàng không, khi chiếc may bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 đã trúng tên lửa và rơi xuống cánh đồng ỏ làng Grabovo, tỉnh Donetsk, khiến toàn bộ 298 người thiệt mạng, trên lộ trình từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia) , khi đi qua vùng miền đông đầy chiến sự của Ukraine.
Cho tới nay, nguyên nhân vụ bắn rơi trên vẫn chưa được sáng tỏ.
Ngày 23/7: TransAsia Airways Flight GE222 gặp nạn
Tối 23-7, một vụ tai nạn hàng không thảm khốc xảy ra tại Đài Loan (Trung Quốc), khi một chiếc máy bay của hãng hàng không TransAsia trong nỗ lực hạ cánh lần 2 bất thành đã bị rơi, khiến ít nhất 51 người thiệt mạng.
Vào lúc 8 giờ tối hôm nay (23-7, giờ Việt Nam), hãng tin Focus Taiwan của Đài Loan loan tin: Chiếc máy bay ATR72 mang số hiệu GE 222 của hãng hàng không TransAsia Airway đã gặp tai nạn nghiêm trọng tại khu vực đảo Bành Hồ thuộc vùng lãnh thổ này.
Chuyến bay GE 222 chở 54 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn bay từ Cao Hùng đến Bành Hồ trong sự hoành hành của cơn bão Matmo. Chiếc máy bay ATR-72 đã được lên kế hoạch rời Cao Hùng lúc 4:00 pm nhưng đã bị hoãn lại thành 05:43 pm vì thời tiết xấu. Các phi công đã được yêu cầu chờ cho đến 07:06 pm trước khi được phép hạ cánh.
Được biết trong hơn 13 năm qua, TransAsia Airways đã để xảy ra 8 vụ tai nạn máy bay, trong đó có 6 vụ tai nạn của máy bay ATR-72.
Ngày 24/7: máy bay AH5017 của Algiers rơi cùng 116 người trên chuyến bay thiệt mạng
Chiếc Boeing MD-83 của hãng hàng không Air Algerie biến mất khỏi màn hình radar chưa đầy một giờ sau khi nó cất cánh ở thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso để bay đến Algiers. Sau đó máy bay đâm xuống Mali làm toàn bộ 116 hành khách cùng phi hành đoàn thiệt mạng.
Bộ trưởng Giao thông Burkina Faso cho biết, chiếc Boeing MD-83 trước khi mất tín hiệu đã được đài kiểm soát không lưu ở Niamey, Niger, yêu cầu thay đổi đường bay do ảnh hưởng của một cơn bão trong khu vực.
"Thật đau xót. Chẳng còn ai sống sót trên chuyến bay chở theo 116 người, trong đó có 52 khách Pháp, khi phi cơ này đâm xuống phía bắc Mali", ông Hollande phát biểu trên truyền hình. Theo ông Hollande, quân đội nước này đã lấy được hộp đen và đang mang về thành phố Gao, gần hiện trường máy bay rơi.
Hành trình lâm nạn của máy bay
Chiều 25/7: trực thăng Ấn Độ rơi 7 người thiệt mạng
Chiếc trực thăng hạng nhẹ Dhruv này đã rơi gần Sitapur thuộc bang Uttar Pradesh. Không lực Ấn Độ nói trong một tuyên bố rằng phi công đã ra tín hiệu khẩn cấp và không lâu sau đó máy bay mất liên lạc trên sóng vô tuyến và biến mất trên màn hình rađa. Chiếc trực thăng cất cánh từ lúc 15 giờ 53 và được cho là đã gặp nạn lúc 17h ngày 25/7.
Máy bay trực thăng hạng nhẹ loại Dhruv của Không lực Ấn Độ.
Cảnh sát địa phương nói nhiều xe cấp cứu đang chạy đến hiện trường, nơi xác máy bay bốc cháy. India Today dẫn lời cảnh sát nói toàn bộ 7 người đi trên máy bay đã thiệt mạng.
Trước đó, một tuyên bố của Không lực Ấn Độ nói “có tổng cộng 7 chiến sĩ bao gồm 2 phi công trên máy bay” và “có thể không còn ai sống sót”.
Máy bay này đang trên đường từ Bareilly đi Allahabad cũng thuộc bang Uttar Pradesh.
Hiện chưa thể biết được nguyên nhân vụ tai nạn.
Tạm kết : Tính từ đầu năm đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn trên cả chuyến bay nội địa và quốc tế ở nhiều nước. Số người thương vong lên đến hàng nghìn người. Những thảm họa đó lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn trong ngành hàng không. Dư luận ngày càng phẫn nộ và hoang mang, khi giao số phận của họ lên nhưng chuyến bay nay.