Các quốc gia tính GDP như thế nào?

Kinh tế - Ngày đăng : 08:36, 12/05/2014

Các Chính phủ cũng chủ yếu dựa vào GDP để định hướng chính sách hoặc quyết định mức chi tiêu công hợp lý. Tuy nhiên, dường như GDP không phải là một chỉ báo quá phức tạp để đo lường trong một nền kinh tế hiện đại. Vậy các nước tính toán GDP như thế nào?

Các quốc gia tính GDP như thế nào?

Khi công bố ngân sách hàng năm vào ngày 19/03, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne dự báo kinh tế nước này tăng trưởng 2.7% trong quý đầu năm 2014, tốc độ nhanh nhất trong số các nền kinh tế giàu có. Những người phê bình ông phản bác rằng, trong khi sản lượng của Mỹ và Đức đã vượt mức đỉnh trước khủng hoảng thì phải đến cuối năm nay sản lượng của Anh mới đạt được điều đó.

Dữ liệu được dùng để làm cơ sở so sánh trong cả hai trường hợp là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong mỗi năm. GDP là một chỉ báo kinh tế quan trọng và hàng ngàn nhà kinh tế đã sử dụng các ước tính về tổng mức chi tiêu hoặc thu nhập hàng năm trong các nghiên cứu của mình.

Các Chính phủ cũng chủ yếu dựa vào số liệu này để định hướng chính sách hoặc quyết định mức chi tiêu công hợp lý. Tuy nhiên, dường như GDP không phải là một chỉ báo quá phức tạp để đo lường trong một nền kinh tế hiện đại. Vậy các nước tính toán GDP như thế nào?

Các nhà kinh tế Anh và Pháp bắt đầu ước tính về tổng thu nhập của hai nền kinh tế này vào cuối thế kỷ 16 và 17, chủ yếu để giúp đỡ đất nước của họ tìm ra các cách nâng cao thu nhập từ thuế hiệu quả hơn. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể đưa ra được các ước tính hợp lý một cách thường xuyên. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, khi các kỹ thuật thống kê hiện đại và nhu cầu chiến tranh khuyến khích các Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kế toán quốc gia. Hầu hết các nền kinh tế giàu có đều bắt đầu công bố các ước tính hàng năm từ thập niên 1930 xuất phát từ những khó khăn của cuộc Đại suy thoái.

Simon Kuznets, một người Nga di cư sang Mỹ, được xem là người đầu tiên đưa ra ước tính GDP chính xác để nộp cho Quốc hội Mỹ vào năm 1934. Các Chính phủ thời kỳ này đã quyết tâm kiểm soát những thăng trầm của nền kinh tế và cần phải có các số liệu được cập nhật thường xuyên để làm được điều đó.

Sự bùng nổ của thế chiến thứ hai và những nhu cầu kinh tế kéo theo đó đã đẩy trách nhiệm tính toán các chỉ báo kinh tế vào tay Chính phủ. Kể từ đó trở đi, các văn phòng thống kê Chính phủ chính là cơ quan công bố ước tính GDP.

Về mặt lý thuyết, có thể tính toán sản lượng theo 3 cách: cộng tất cả số tiền chi tiêu mỗi năm, cộng tất cả số tiền kiếm được mỗi năm hoặc cộng tất cả giá trị gia tăng mỗi năm. Một số nền kinh tế, kể cả Anh, đã kết hợp 3 phương pháp này để tính GDP trong khi các nền kinh tế khác, chẳng hạn như Mỹ, lại đưa ra các số liệu thống kê khác nhau cho mỗi phương pháp (Ước tính GDP của Mỹ được thực hiện thông qua phương pháp chi tiêu; hoặc tổng thu nhập nội địa (GDI) bằng phương pháp thu nhập).

Các số liệu được thu thập từ nhiều cuộc khảo sát nhỏ. Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) đã tổng hợp số liệu từ các cuộc khảo sát đối với các nhà sản xuất, các nhà xây dựng và các nhà bán lẻ cũng như từ các tổ chức tài chính và thương mại bên cạnh một số nguồn khác. Các số liệu này được sử dụng để ước tính các yếu tố cấu thành GDP, chẳng hạn như tổng giá trị đầu tư và xuất khẩu ròng.

Do nhu cầu cần phải có các dữ liệu kịp thời nên các ước tính sơ bộ được công bố trước và điều chỉnh sau đó khi có thêm nhiều thông tin. Trong các khoảng thời gian dài hơn, các thống kê GDP được điều chỉnh nhiều hơn, để vừa điều chỉnh số liệu vừa sửa đổi lại các mô hình thống kê cơ bản.

Với tất cả các cách sử dụng như vậy, GDP là một thước đo không hoàn hảo. Các tính chất đặc thù khác nhau của thống kê ít nhiều có ích cho các mục đích khác nhau. Cần có GDP thực (tức đã điều chỉnh theo lạm phát) để so sánh các số liệu qua các khoảng thời gian khác nhau trong khi GDP đầu người là chỉ báo tốt nhất để biết được thu nhập cá nhân gia tăng như thế nào.

Một số người cho rằng GDP có thể đánh lừa. Tiền được chi vào các ngành công nghiệp hoặc các phương pháp điều trị y khoa, vốn không làm tăng GDP và cũng không phản ánh bất kỳ sự cải thiện nào của phúc lợi quốc gia. Thật vậy, một số nhà lý luận ngoài cuộc cho rằng cần phải loại bỏ hoàn toàn GDP. Năm 1972, Quốc vương Bhutan đã thông báo kế hoạch với nội dung tập trung vào chỉ báo “tổng hạnh phúc quốc gia”. Trong những năm gần đây, một số nhà lãnh đạo của các quốc gia giàu có đã tăng cường các nỗ lực nghiên cứu về mức độ hữu ích của số liệu thống kê về hạnh phúc. Trong khi đó, tiền chi cho các dự án này sẽ được tính vào số liệu GDP cũ.

Phước Phạm (Theo Economist)