Nhịp đập Thị trường 07/05: Khối ngoại mua ròng, thị trường hồi phục
Kinh tế - Ngày đăng : 09:45, 07/05/2014
Thanh khoản khoản trên sàn HOSE đạt trên 52.4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 895.41 tỷ đồng. Còn HNX đạt 53.82 triệu đơn vị, tương đương 121.66 tỷ đồng. Trên hai sàn có tổng cộng mã 214 mã tăng giá với 22 mã tăng trần, 192 mã giảm với 37 mã giảm sàn, 274 mã đứng giá.
Nguyên nhân thị trường có phiên tăng điểm hôm nay có sự đóng góp lớn từ những cổ phiếu thuộc Large Cap như VNM, GAS, MSN, VIC, VCB, CTG, BID… đặc biệt là việc cổ phiếu BVH có phiên tăng trần.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn nhiều cổ phiếu lớn khác vẫn phải đối diện với áp lực bán mạnh. Cụ thể như FPT, dù là mã có giá trị khớp lệnh cao nhất nhưng lại giảm sâu nhất trong bluechips.
Cả HAG, HPG, CII, SSI, QCG… đều giảm mạnh cũng tác động tiêu cực lên thị trường.
Đáng chú ý, khối ngoại hôm nay có phiên mua ròng cả hai sàn. Trên HOSE, phải kể đến một số mã mua ròng như GAS, ITA, DPM, MSN, PVD và PVS, ACB, VCG trên HNX. Ngược lại HAG, HPG… lại bị bán ròng trên HOSE.
13h50: BVH tăng trần; MSN, VNM bứt phá đưa VN-Index vượt 560 điểm
Lực cầu vào các cổ phiếu bluechips vốn hóa lớn trên HOSE gia tăng đưa chỉ số VN-Index tăng mạnh hơn. Trong khi đó, mặc dù một số cổ phiếu dẫn dắt vẫn gia tăng nhưng HNX-Index vẫn đi ngang với xu hướng giảm chiếm ưu thế.
Tính đến gần 13h50, chỉ số VN-Index tăng 5.48 điểm, tương ứng 0.99% lên 560.59 điểm. Còn HNX-Index giảm nhẹ 0.06 điểm, tương ứng 0.09% về 76.49 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ gần 60 triệu đơn vị, tương ứng 851 tỷ đồng.
BVH tăng trần và dư mua hơn 41 ngàn đơn vị tại giá trần, MSN tăng 2,500 đồng lên 94,000 đồng/cp, VNM tăng 2,000 đồng lên 135,000 đồng/cp là nguyên nhân chính đưa VN-Index tăng mạnh. Bên cạnh đó, DPM, DRC, DPR, HSG, REE,… cũng là những nhân tố đóng góp mạnh đến đà tăng.
Tính đến hơn 13h55, toàn thị trường có 196 mã tăng điểm với 20 mã tăng trần, 187 mã giảm điểm với 32 mã giảm sàn. Giao dịch nhiều nhất trên HOSE thuộc về ITA với gần 2.5 triệu đơn vị, còn trên HNX là PVX với hơn 3.2 triệu đơn vị.
Phiên sáng: Large Cap đưa VN-Index tiến về 560 điểm
Thanh khoản vẫn chỉ ở mức thấp chính, nhưng một số cổ phiếu vốn hóa lớn gia tăng dễ dàng đưa chỉ số VN-Index tiến về mốc 560 điểm. Trong khi đó, HNX- Index vẫn chưa cho dấu hiệu tích cực khi chỉ giao dịch quanh mức giá mở cửa.
Kết thúc phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 3.82 điểm, tương ứng 0.69% lên 558.93 điểm. HNX-Index cũng đảo chiều tăng rất nhẹ 0.01 điểm, tương ứng 0.02% lên mức 76.56 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp khi chỉ đạt chưa tới 50 triệu đơn vị, tương ứng gần 618 tỷ đồng.
Nhóm Large Cap là tâm điểm về cuối phiên sáng khi tăng 1.91 điểm, tương ứng 1.15%. Nổi bật trong nhóm này là các cổ phiếu dẫn dắt lớn như BVH, MSN, VNM trên HOSE và SHB, KLS, PVS, VND trên HNX. Trong đó, BVH nổi bật với mức tăng 1,500 đồng/cp.
Bên cạnh nhóm Large Cap, nhóm Mid Cap cũng tăng nhẹ 0.09 điểm, tương ứng 0.13% về cuối phiên góp phần đưa chỉ số VN-Index gia tăng mạnh hơn. Hai nhóm còn lại là Small Cap và Micro Cap suy giảm nhưng không mạnh và lần lượt là 0.04% và 0.16%.
Khối ngoại phiên sáng cũng tham gia mua ở nhiều mã nhưng tích cực chỉ ở một số mã như ITA, DPM và PVS.
Trạng thái thị trường diễn ra khá cân bằng khi không có bên nào chiếm thế áp đảo.
10h30: Bán tại điểm hồi, chỉ số đảo chiều
Tâm lý thận trọng không những làm thanh khoản chỉ duy trì ở mức thấp mà còn làm lực bán gia tăng tại những điểm hồi kỹ thuật đưa cả hai chỉ số đảo chiều suy giảm.
Tính đến 10h20, chỉ số VN-Index giảm 1.61 điểm, tương ứng 0.29% về còn 553.50 điểm. Còn HNX-Index giảm 0.52 điểm, tương ứng 0.68% về còn 76.03 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ vỏn vẹn hơn 28 triệu đơn vị, tương ứng hơn 345 tỷ đồng.
Một số cổ phiếu lớn như BVH, DPR, EIB, PPC, MSN, VNM, PVS vẫn gia tăng nhưng là không đủ để kéo chỉ số lúc này.
Trong 24 nhóm ngành được Vietstock thống kê thì có 7 nhóm ngành gia tăng và có đến 16 nhóm ngành giảm điểm. Chỉ 1 ngành là Chứng chỉ quỹ đứng giá.
Giảm mạnh nhất tính đến thời điểm hiện tại là ngành Xây dựng với 2.12%. hầu hết cổ phiếu thuộc nhóm này đều suy giảm, trong đó đáng chú ý ở một số cổ phiếu như REE, HDG, DIG, OGC và đặc biệt là CII, cổ phiếu nằm trong top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HOSE.
Bên cạnh ngành xây dựng, một số ngành có tính dẫn dắt thị trường như Chứng khoán, Dược phẩm, Bất động Sản, Khai khoáng cũng suy giảm lần lượt 1.31%, 1.3%, 0.62% và 0.19%. Các cổ phiếu nổi bật trong các ngành này là HCM, SSI, VND, KLS, DHG, TRA, HAG, VIC, PVD, PVX,…
Ở chiều ngược lại, Sản xuất cao su đang là ngành hỗ trợ tốt nhất đến cả hai chỉ số với các cổ phiếu nổi bật như PHR, DPR. Bên cạnh đó, ngành Cơ khí, Vật liệu xây dựng cũng đang là nhân tố hỗ trợ thị trường. Một số cổ phiếu đáng chú ý của hai ngành này như TMT, PMS, TCR, BVG,…
Bảng các nhóm ngành tính đến 10h30 phiên sáng ngày 07/05 |
Giao dịch nhiều nhất trên HOSE hiện tại vẫn thuộc về HLA với gần 1.5 triệu đơn vị nhưng cổ phiếu này chỉ đang đứng tham chiếu. Còn trên HNX là PVX với gần 1.9 triệu đơn vị, tích cực hơn khi đang tăng nhẹ.
Mở cửa: Không còn bán tháo!
Lực cầu bắt đáy xuất hiện cuối phiên hôm qua sau một đợt hoảng loạn đã giúp giới đầu tư bình tĩnh trở lại. Hoạt động bán tháo đã không còn khi thị trường mở cửa phiên ngày 07/05.
Tuy nhiên, tâm lý thận trọng vẫn đè nặng và thanh khoản chung toàn thị trường chỉ ở mức thấp. Sau 15 phút đầu giao dịch, VN-Index tăng 3.11 điểm, tương ứng 0.56% lên 558.22 điểm. Còn HNX-Index tăng 0.44 điểm, tương ứng 0.57% lên 76.99 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức hơn 5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 53 tỷ đồng.
Các bluechips như BVH, BID, DPM, HAG, MSN, SSI, VCB, VNM cùng với ACB, CTS, PVC, PVS, SHB, VND,… đã lấy lại sắc xanh. Một số cổ phiếu đầu cơ nổi bật như PVX, ASM, KSS, không còn giảm mạnh, đáng chú ý HLA tăng đến hơn 3% và giao dịch hơn 1 triệu đơn vị.
Thanh khoản thị trường vẫn chưa cải thiện nhiều, giao dịch nhiều nhất trên HOSE thuộc về HLA với hơn 1 triệu đơn vị và FLC cũng chỉ hơn 270 ngàn đơn vị, còn trên HNX là PVX với hơn 800 ngàn đơn vị.
Trần Hạnh - Duy Hoàng